Tại sao viêm ruột thừa lại đau quanh rốn?
Đau bụng quanh rốn là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, trong đó có viêm ruột thừa. Vậy tại sao viêm ruột thừa lại đau quanh rốn và ở vùng thượng vị trước rồi sau đó mới lan xuống khu trú ở hố chậu? Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.
Tại sao viêm ruột thừa lại đau quanh rốn?
Đau bụng quanh rốn là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, trong đó có viêm ruột thừa. Vậy tại sao viêm ruột thừa lại đau quanh rốn và ở vùng thượng vị trước rồi sau đó mới lan xuống khu trú ở hố chậu? Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.
Viêm ruột thừa là gì?
Đau ruột thừa là hiện tượng đặc trưng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tình trạng viêm sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, phần lớn viêm ruột thừa cần được mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm.
Viêm ruột thừa gây đau thường bắt đầu xung quanh rốn và sau đó chuyển tới vùng bụng dưới bên phải. Viêm ruột thừa đau thường tăng lên trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 giờ và cuối cùng trở nên rất nghiêm trọng. Tiêu chuẩn điều trị viêm ruột thừa dứt điểm chính là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Tại sao viêm ruột thừa lại đau quanh rốn?
Nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến việc tại sao viêm ruột thừa lại đau quanh rốn và ở vùng thượng vị trước rồi mới lây lan xuống khu trú ở hố chậu phải là do:
- Hệ thần kinh của con người có cấu tạo rất phức tạp và đặc biệt. Cảm giác đau do tổn thương sẽ bắt đầu từ một thụ thể đau nằm rải rác khắp cơ thể. Những thụ thể đau này sẽ truyền tín hiệu bằng xung động điện dọc theo các sợi thần kinh cảm giác hướng tâm qua sừng sau tủy sống rồi đi lên não bộ.
- Đặc điểm cảm nhận cơn đau từ thần kinh giao cảm và thần kinh thân thể là hoàn toàn khác nhau. Khi thần kinh giao cảm khi bị kích thích thường cho cảm giác đau mơ hồ, không định khu rõ rệt, trừ khi bị kích thích quá mạnh thì mới cho cảm giác đau rõ ràng. Nhưng với thần kinh thân thể khi bị kích thích lại sẽ cho ra cảm giác đau khu trú hơn, rõ ràng hơn. Sự lẫn lộn về vị trí này là do hai dây thần kinh cảm giác của 2 vị trí khác nhau cùng truyền dẫn tín hiệu thần kinh về cùng một tầng tủy sống hoặc 2 tầng tủy sống kề nhau gây ra sự mơ hồ cảm giác đau.
Cụ thể trong viêm ruột thừa cấp, ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác đau ở thượng vị trước, nhưng thật sự tại đó lại không hề có tổn thương xảy ra. Đầu tiên xuất phát điểm của viêm ruột thừa là do tắc nghẽn khiến thành ruột thừa bị căng ra và gây ra cảm giác đau tạng. Nhưng do thần kinh chi phối cảm giác đau tạng của ruột thừa và cảm giác đau thành của vùng thượng vị hay quanh rốn đều dẫn truyền về vỏ não qua một tầng tủy sống nên vỏ não sẽ bị hiểu nhầm là kích thích đau đến từ vùng thượng vị hay quanh rốn. Nên người bệnh lại có cảm giác đau ở vùng thượng vị hoặc vùng rốn nhiều hơn.
Giai đoạn sau, khi ruột thừa bị viêm nặng và tiết dịch rỉ viêm nhiều hơn làm lớp thanh mạc của nó sưng tấy lên và tiếp xúc với lá thành phúc mạc. Cảm giác đau của vùng đó sẽ chuyển sang đau thành nên bệnh nhân có cảm giác đau khu trú tại hố chậu phải. Nếu tình trạng này cứ kéo dài và không kịp thời điều trị, ruột thừa sẽ vỡ mủ và gây ra các biến chứng nặng hơn.
Phòng ngừa viêm ruột thừa
Mặc dù viêm ruột thừa là một căn bệnh khó phòng tránh và chúng có thể xảy ra ngẫu nhiên bất cứ lúc nào với bất cứ người nào, nhưng vẫn có nhiều biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Để phòng bệnh bạn nên tăng cường bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống từ các thực phẩm như yến mạch, lúa mì, gạo lứt, rau xanh, trái cây... Và nên tách bỏ hạt các loại trái cây hạt nhỏ như ổi và ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt.
Xem thêm:
- 4 điều có thể bạn chưa biết về bệnh viêm ruột thừa
- Cần biết để xử trí khi bị viêm ruột thừa
- Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm ruột thừa?