Tại sao uống quá nhiều sữa mỗi ngày là mối nguy mất cân bằng dinh dưỡng và các bệnh lý tim, thận?
Sữa cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi cho cấu tạo xương. Thế nhưng, liệu có phải cứ uống càng nhiều sữa càng tốt không? Uống quá nhiều sữa một ngày có tốt không? Uống nhiều sữa ra gây bệnh gì? Đây là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Tại sao uống quá nhiều sữa mỗi ngày là mối nguy mất cân bằng dinh dưỡng và các bệnh lý tim, thận?
Sữa là một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người bất kể người lớn hay trẻ em hiện nay.
Lợi ích của sữa
Trước khi tìm hiểu về việc uống quá nhiều sữa một ngày có tốt không hay uống nhiều sữa gây ra bệnh gì, hãy cùng điểm lại những lợi ích không thể phủ nhận của sữa cho sức khỏe cơ thể.
- Làm đẹp da: Sữa giúp giữ gìn làn da của bạn luôn mịn màng, mềm mại và hồng hào. Tất cả là nhờ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết có trong sữa tốt cho sức khỏe của làn da.
- Răng chắc khỏe: Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể và đó chính xác là những gì mà răng của bạn cần. Ngoài ra, sữa còn giúp ngăn ngừa các lỗ răng sâu và sâu răng.
- Xương chắc khỏe: Điều này đúng khi nói rằng trẻ em cần uống sữa để tăng cường sức khỏe cho xương, nhằm cải thiện sự phát triển cơ thể một cách hợp lý. Tuy nhiên, nó cũng đúng với người lớn vì sữa giúp cho xương của họ luôn chắc khỏe làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.
- Phát triển cơ bắp: Sữa cũng rất tuyệt vời trong việc nâng cao sự phát triển cơ bắp do hàm lượng protein cao được tìm thấy trong sữa. Rất nhiều vận động viên uống sữa sau buổi tập luyện, vì nó cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để phục hồi năng lượng tiêu hao. Ngoài ra, sữa còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi cơ bắp và bổ sung thêm các chất lỏng đã bị mất trong quá trình hoạt động thể chất.
- Giảm cân: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những phụ nữ uống sữa hàng ngày có nhiều khả năng để giảm cân hơn so với những phụ nữ không uống sữa. Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn nhẹ hay món khai vị lành mạnh, hãy uống một ly sữa.
- Giảm căng thẳng: Nhờ có các vitamin và khoáng chất trong sữa mà nó có thể hoạt động như một liều thuốc giảm căng thẳng. Một ly sữa ấm sẽ giúp giảm căng cơ và làm dịu các dây thần kinh trong cơ thể.
- Giảm nhẹ triệu chứng tiền kinh nguyệt: Nhiều phụ nữ phải chịu đựng các triệu chứng rất khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Sữa được chứng minh là có thể làm thư giãn cơ thể và làm giảm những tác động tiêu cực mà phụ nữ phải trải qua trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của họ.
- Giảm thiểu chứng ợ nóng: Có rất nhiều loại thực phẩm có chứa acid khiến mọi người bị chứng ợ nóng. Một trong những cách đơn giản - ngon miệng nhất để xoa dịu cơn đau này là hãy uống một ly sữa. Cảm giác mát lạnh và độ đặc nhất quán của sữa giúp bao phủ thành thực quản và dạ dày để ngăn chặn chứng ợ nóng.
- Chống lại bệnh tật: Trong vài thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng sữa giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm huyết áp cao và giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, sữa còn có khả năng làm giảm sự sản sinh cholesterol ở gan và giúp cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, có một số nhà nghiên cứu tin rằng sữa cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các hình thức nhất định của bệnh ung thư.
Uống nhiều sữa mỗi ngày có tốt không?
Mặc dù có rất nhiều lợi ích như trên, thế nhưng liệu uống quá nhiều sữa một ngày có tốt không? Hay uống nhiều sữa ra gây ra bệnh gì? Dưới đây là một số tác hại có thể xuất hiện khi bạn bổ sung quá nhiều sữa vào trong cơ thể.
- Gây mụn: Trước giờ, chúng ta vẫn thường luôn nghe sữa là thức uống lành mạnh tốt cho sức khỏe. Nhưng thật bất ngờ khi theo các nghiên cứu, một số bác sĩ tin rằng việc uống quá sữa nhiều sữa một ngày có thể ảnh hưởng đến làn da. Cụ thể, uống nhiều sữa gây ra bệnh gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng, sữa bò có chứa các hormon mà khi ta hấp thụ vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng, dẫn đến việc cơ thể tăng quá trình sản xuất bã nhờn trong da, gây tắc lỗ chân lông và đó là nguyên nhân dẫn đến mụn. Ngược lại, các sản phẩm từ sữa được lên men như sữa chua hay phô mai lại được xem là thần dược để cứu chữa làn da. Chất men D-galactose có trong sữa chua và phô mai giúp kiểm soát mụn và ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro từ sữa thì việc tiêu thụ những sản phẩm có chứa men sữa sẽ tốt hơn, vẫn có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và làm giảm khả năng nổi mụn.
- Gây đầy hơi: Một trong những vấn đề nguy hiểm khác có thể chúng ta đã bỏ qua khi sử dụng sữa đó là gây đầy bụng. Đối với một số trường hợp đặc biệt, việc uống quá nhiều sữa một ngày trở thành mối đe dọa khi cơ thể họ không hấp thụ được lactose, một chất chứa trong sữa. Sữa đưa vào cơ thể nhưng lại không tiêu hóa được, khiến dạ dày phình lên gây khó chịu và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến đường ruột.
- Gây đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa: Bất ngờ khi loại thực phẩm mà chúng ta vẫn luôn sử dụng từ khi còn nhỏ lại có những tác dụng phụ mà chúng ta đã vô tình bỏ qua. Đầy hơi đã là cảm giác rất khó chịu khi cơ thể không dung nạp được lactose từ sữa. Nhưng nghiêm trọng hơn, việc uống quá nhiều sữa một ngày còn có thể dẫn đến một số hệ lụy cho đường tiêu hóa như gây đau bụng hay những chịu chứng tệ hơn là ảnh hưởng đến não. Một chuyên gia nghiên cứu về tình trạng những đứa trẻ sơ sinh không tiêu thụ được lactose trong sữa, cho biết: “Nếu chúng ta tiêu thụ từ một đến hai ly sữa mỗi ngày, dù là sữa tiệt trùng, nhưng trong thành phần sữa vẫn chứa lợi khuẩn và cả hại khuẩn. Khi sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến việc bị mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, có thể gây nên các triệu chứng như đau bụng và nguy hiểm hơn lâu ngày có thể ảnh hưởng đến não và các bệnh về não. Trong đó, đau nửa đầu và tình trạng mau quên là đáng được chú ý nhất.”
Uống sữa sai cách cũng có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể
Bên cạnh việc tìm hiểu uống quá nhiều sữa một ngày có tốt không hay uống nhiều sữa gây ra bệnh gì thì tìm hiểu về việc uống sữa sai cách gây ra bệnh gì cũng rất quan trọng, bởi uống sữa không đúng thời điểm hay kết hợp với một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe của bạn.
Theo các chuyên gia, uống sữa ở các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ có những tác động khác nhau đến cơ thể:
- Buổi sáng: Theo các chuyên gia, bạn nên tránh uống sữa vào buổi sáng bởi nó sẽ gây nặng bụng, khó tiêu và khiến cơ thể của bạn trở nên uể oải.
- Buổi tối: Uống sữa vào buổi tối là thời điểm tốt nhất cho tất cả mọi người, đặc biệt là người già. Nó giúp loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi và cho bạn một giấc ngủ ngon. Sữa có chứa rất nhiều canxi, trong khi đó vào ban đêm, mức độ hoạt động của cơ thể thấp hơn ban ngày nên canxi dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, việc uống một ly sữa vào buổi tối sẽ giúp hệ xương phát triển, giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả. Sữa ấm có thể giúp thư giãn cơ thể, hỗ trợ giấc ngủ và trị táo bón. Tuy nhiên nếu uống sữa lạnh vào ban đêm hay kết hợp với những thực phẩm không phù hợp như dưa, chuối có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ho và dị ứng.
Nên uống sữa ấm sau bữa ăn thay vì uống trước hoặc trong bữa ăn bởi nó sẽ gây khó tiêu. Đặc biệt nên tránh uống sữa trong các trường hợp như bị giun, tiêu chảy, sốt hoặc dị ứng da.
Một số loại thực phẩm không nên sử dụng cùng lúc với sữa:
- Chocolate: Sữa lỏng cộng thêm chocolate sẽ khiến canxi trong sữa và acid oxalic phản ứng với nhau hình thành hợp chất calcium oxalate có hại cho cơ thể. Dùng lâu dài sẽ gây thiếu canxi, tiêu chảy, trẻ chậm phát triển, tóc khô, dễ gãy xương và tăng tỷ lệ sỏi thận.
- Trứng: Các chuyên gia chỉ ra uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp nhiều chất đạm chứ không đủ năng lượng. Thực tế qua một đêm ngủ dài năng lượng đã bị tiêu hao hết, vì vậy cơ thể cần một bữa sáng nhiều năng lượng. Khảo sát cho thấy hiện nay có hơn 9% trẻ em chỉ uống sữa và ăn trứng vào buổi sáng, như thế sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Cháo: Các nhà khoa học khuyến cáo cách ăn uống này không khoa học mà phải dùng riêng từng loại thực phẩm sẽ tốt hơn
- Nước cam hoặc chanh: Acid trong cam hoặc chanh khi gặp protein trong sữa sẽ khiến cho protein bị biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein.
Ngoài ra:
- Không nên uống thuốc với sữa: Sữa có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc, khiến cho nồng độ thuốc trong máu thấp, hơn nữa làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể. Vì vậy, tốt nhất không nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc một tiếng đồng hồ.
- Sữa quá đặc không tốt cho cơ thể: Sữa quá đặc có nhiều bột sữa và ít nước nên nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Uống sữa quá đặc có thể bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn, thậm chí xuất huyết đường ruột cấp tính.
Uống quá nhiều sữa một ngày có tốt không? Câu trả lời là “không”. Sữa là một thực phẩm vô cùng bổ ích và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ hay những người bị thiếu hụt canxi như người già, phụ nữ có thai. Tuy nhiên, không chỉ riêng sữa mà bất kỳ thực phẩm nào khi được bổ sung quá nhiều vào cơ thể cũng đều có thể gây ra những tác dụng ngược cho cơ thể. Ngoài ra, việc uống sữa đúng cách cũng rất cần được lưu ý bởi uống sữa không đúng thời điểm hay kết hợp với một số loại thực phẩm khác có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của những chuyên gia để có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Xem thêm:
- Muốn con phát triển chiều cao mẹ nên cho bé uống sữa gì?
- Có nên uống sữa khi bị ngộ độc thức ăn?
- Có nên cho trẻ uống sữa ban đêm không?