Tại sao ung thư phổi lại ho ra máu?

Ho ra máu dù một lượng lớn hay nhỏ cũng là điều đáng báo động. Nếu bạn bị ho ra máu kèm đờm hoặc bọt khí, hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi! Vậy tại sao ung thư phổi lại ho ra máu?

Tại sao ung thư phổi lại ho ra máu? Tại sao ung thư phổi lại ho ra máu?

Ho ra máu dù một lượng lớn hay nhỏ cũng là điều đáng báo động. Nếu bạn bị ho ra máu kèm đờm hoặc bọt khí, hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi! Vậy tại sao ung thư phổi lại ho ra máu?

1. Tại sao ung thư phổi lại ho ra máu?

vicare.vn-tai-sao-ung-thu-phoi-lai-ho-ra-mau-body-1

Ho ra máu là tình trạng xuất huyết kèm ho. Máu thường màu đỏ tươi, có thể có đờm, bọt khí. Tùy từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đây là biểu hiện của một số bệnh như: nhiễm trùng hô hấp, giãn phế quản, viêm phổi hoại tử...đặc biệt là ung thư phổi.

Ung thư phổi là bệnh ác tính hay xảy ra ở những người sử dụng thuốc lá thường xuyên. Ở Việt Nam, bệnh phổ biến ở nam giới. Ung thư phổi ở giai đoạn đầu khó nhận biết vì các triệu chứng diễn ra âm thầm. Khi vào giai đoạn muộn, các triệu chứng của bệnh phong phú và dễ nhận biết hơn. Ho ra máu do ung thư phổi chủ yếu do khối u làm tắc phế quản không hoàn toàn. Thường đi kèm với ho ra máu có đờm kéo dài.

Ngoài ho ra máu, bạn cũng cần cảnh giác với các triệu chứng ung thư phổi khác sau:

  • Điều trị kháng sinh lâu ngày nhưng không khỏi với các bệnh ho khan, ho có đờm. Điều này làm chúng ta nhầm lẫn là bệnh viêm phế quản.
  • Ho trong thời gian dài.
  • Khó thở, thường xảy ra ở giai đoạn muộn khi khối u có kích thước lớn, chèn ép đường dẫn khí...
  • Đau ngực: Khi khối u xâm lấn ngực gây ra những cơn đau ngực dai dẳng, cơn đau tức lồng ngực....
  • Khàn tiếng: Khi bệnh nhân bị ho trong thời gian dài sẽ gây ra triệu chứng này.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Nuốt thức ăn khó khăn, nghẹn do khối u chèn ép vào thực quản.

2. Làm thế nào để chẩn đoán ung thư phổi?

Ung thư càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Đối với ung thư phổi, những người trên 45 tuổi thường xuyên sử dụng thuốc lá nên đi chụp X- quang phổi định kỳ hàng năm để được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên khi thấy bản thân có hiện tượng ho ra máu nên đi khám bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời. Để chẩn đoán xem có phải bạn mắc ung thư phổi hay không bác sĩ cần làm nhiều phương pháp để cho kết quả chính xác nhất:

  • Chụp X- quang phổi: là kĩ thuật cơ bản nhất nhưng có giá trị lớn trong chẩn đoán ung thư phổi, nhờ phát hiện các tổn thương khu trú ở phân thùy phổi, hoặc xuất hiện các đám mờ hay hình ảnh bóng bay. X-quang còn giúp xác định kích thước, vị trí .. của khối u.
vicare.vn-tai-sao-ung-thu-phoi-lai-ho-ra-mau-body-2
  • Nội soi: Nhờ phương pháp nội soi bác sĩ có thể quan sát các nội tạng trong cơ thể, đồng thời lấy được các mẫu sinh thiết để làm chẩn đoán.
  • Sinh thiết.
  • Chụp cộng hưởng từ: giúp chúng ta không chỉ có được hình ảnh của khối u mà còn có được một phần chức năng sinh và hóa học của khối u.

Ho ra máu là triệu chứng rất nguy hiểm cho dù đó là triệu chứng của bất cứ bệnh lý nào, khi thấy xuất hiện biểu hiện này bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Xem thêm:

  • Phương pháp điều trị ung thư phổi nào tốt nhất
  • Sàng lọc ung thư phổi