Tại sao tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa?
Với người cao tuổi, các bệnh về xương khớp thường xuất hiện vô cùng phổ biến. Trong số đó, thoái hóa khớp là điều rất khó tránh khỏi. Vậy bạn đã biết tại sao tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa hay chưa?
Tại sao tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa?
Với người cao tuổi, các bệnh về xương khớp thường xuất hiện vô cùng phổ biến. Trong số đó, thoái hóa khớp là điều rất khó tránh khỏi. Vậy bạn đã biết tại sao tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa hay chưa?
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thoái hóa khớp là quá trình lão hóa, mang tính quy luật tự nhiên. Bệnh có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố tuổi tác. Nếu thoái hóa khớp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ bị biến dạng khớp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận động. Nhìn chung, bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tạo gánh nặng điều trị cho người mắc bệnh.
Mặc dù việc điều trị bệnh là điều gần như không thể. Tuy nhiên, người cao tuổi cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị làm giảm bớt các cơn đau và tăng cường chức năng vận động của khớp.
1. Tại sao tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa?
Về nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi, thực tế khi bạn ngày một già đi, các mô khớp hoặc sụn cũng sẽ lão hóa cùng với thời gian. Từ đây, sụn khớp sẽ dần mất tính đàn hồi vốn có và trở nên bị bào mòn, khô cứng, nứt vỡ.
Ngoài yếu tố tuổi tác, những người bị béo phì, từng chấn thương ở khớp hoặc yếu tố di truyền cũng gây thoái hóa khớp.
2. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp
Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức vùng khớp. Cảm giác đau thường gia tăng mạnh mẽ mỗi khi vận động và giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Ví dụ, thoái hóa khớp gối thường gây đau mỗi khi di chuyển, khi đứng lên và ngồi xuống. Trong khi đó, nếu bị thoái hóa sống thắt lưng, bệnh nhân thường đau khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang...
Ngoài cảm giác đau, bệnh thoái hóa khớp còn gây nên cảm giác cứng khớp vào buổi sáng mỗi khi thức dậy. Nhiều người còn phải cố gắng vận động nhẹ nhàng, co duỗi mới có thể vận động dễ dàng hơn.
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh nhân thường bị hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định việc chụp X-quang xương khớp để giúp phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, dịch khớp, siêu âm khớp....để đưa ra kết luận cuối cùng, tránh nhầm lẫn với các bệnh tương tự như viêm khớp dạng thấp; gout; ....
3. Một số giải pháp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh cũng đang có xu hướng ngày một trẻ hóa nên có thể mắc phải ở bất cứ ai. Bởi vậy, dù bạn thuộc độ tuổi nào cũng nên áp dụng các biện pháp giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp ngay ngày hôm nay.
- Để ngăn ngừa bệnh hoặc điều trị bệnh, các bạn nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ hoa quả, rau xanh chứa protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B...
- Nếu có dấu hiệu bị bệnh, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi... Tránh mang vác nặng, làm các động tác tập luyện quá sức.
- Cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giúp phòng và chữa thoái hóa khớp hiệu quả có mặt trên thị trường gồm glucosamine sulfate, chondroitin sulfate hoặc piascledine, ... Tuy nhiên, khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, các bạn đều cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu bị đau do thoái hóa gây nên, các bạn tránh tự ý dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc giảm đau để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.
- Khi có dấu hiệu bệnh, hãy thăm khám các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn điều trị hiệu quả.
Việc tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa bệnh ngay khi còn trẻ, bệnh sẽ thường đến chậm và ít gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thế nên ngay từ hôm nay, các bạn hãy áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt nhất.
Xem thêm:
- Những triệu trứng của bệnh thoái hóa khớp háng
- Tại sao đau khớp gối thường xảy ra ở những người cao tuổi?
- Top 5 Bác sĩ tuổi trẻ tài cao chuyên khoa cơ xương khớp tại Hà Nội