Tại sao trẻ sơ sinh hay gắt ngủ và hờn dỗi?
Mặc dù trẻ nhỏ khóc là điều bình thường xảy ra hằng ngày khi chăm sóc trẻ, tuy nhiên thật khó cho bố mẹ khi phải nghe con gắt ngủ và hờn dỗi, khi cố gắng cho trẻ ngủ. Tại sao trẻ sơ sinh hay gắt ngủ và hờn dỗi, cách bố mẹ giúp trẻ thích nghi để vào giấc ngủ êm dịu và độc lập, dấu hiệu nhận biết khi nào gắt ngủ ở trẻ cần đến gặp bác sĩ ?
Tại sao trẻ sơ sinh hay gắt ngủ và hờn dỗi?
Mặc dù trẻ nhỏ khóc là điều bình thường xảy ra hằng ngày khi chăm sóc trẻ, tuy nhiên thật khó cho bố mẹ khi phải nghe con gắt ngủ và hờn dỗi, khi cố gắng cho trẻ ngủ. Tại sao trẻ sơ sinh hay gắt ngủ và hờn dỗi, cách bố mẹ giúp trẻ thích nghi để vào giấc ngủ êm dịu và độc lập, dấu hiệu nhận biết khi nào gắt ngủ ở trẻ cần đến gặp bác sĩ ?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gắt ngủ và hờn dỗi
Bởi vì trẻ nhỏ chưa thể giao tiếp với bạn bằng ngôn ngữ, gắt khóc và hờn dỗi là cách đứa trẻ khiến bạn biết trẻ cần điều gì đó. Tuy nhiên, gắt và hờn dỗi không phải công cụ giao tiếp hoàn hảo bởi vì trẻ có thể làm bạn tưởng là trẻ mệt, bệnh tật, sợ hãi, đói bụng hoặc no bụng. Trẻ gắt ngủ và hờn dỗi cũng có lý do tương tự- Một dấu hiệu để bố mẹ phải thay đổi phản ứng của mình.
Hiện tượng gắt ngủ và hờn dỗi thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, khi các cơ quan chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường sống bên ngoài, khi trẻ đã được 9 tháng nằm trong môi trường lý tưởng nhất mà trẻ từng trải nghiệm. Sau 3 tháng, cơ thể thích ứng, trẻ sẽ mất đi tình trạng gắt ngủ và hờn dỗi.
Các mức độ của cơn gắt ngủ ở trẻ
- Trẻ rên rỉ. Trẻ thường sẽ rên rỉ khi được bố mẹ ru ngủ vào ban đêm hoặc khi trẻ thức dậy. Kiểu khóc này thì trẻ sẽ tự hết và thường chỉ kéo dài một lúc khi trẻ cảm thấy nằm đúng vào vị trí thoải mái để chìm vào giấc ngủ. Để vào giai đoạn đầu của giấc ngủ NREM, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải nằm yên khoảng 10 phút, vì thế, có thể xem hiện tượng rên rỉ là cách cho thấy trẻ buồn ngủ mà chưa ngủ được.
- Trẻ quấy khóc liên tục. Đây là mức độ gắt ngủ và hờn dỗi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp theo sau hiện tượng rên rỉ. Trẻ khóc liên tục có thể xảy ra vì rất nhiều lý do nhưng nguyên nhân chính thường là do trẻ cảm thấy mệt mà chưa thể ngủ được. Hiện tượng khóc liên tục mà không dấu hiệu ngưng. Trong những đêm đầu trẻ sẽ khóc theo kiểu này bởi vì trẻ ngóng trông một điều kiện ngủ như lúc còn ở trong bụng mẹ, dần dần, trẻ sẽ học cách thích ứng với điều này và sự khóc liên tục giảm đi.
- Trẻ khóc hoảng loạn. Khi bạn ngừng vỗ về khi trẻ khóc (xoa lưng, cho ngậm ti giả), phụ thuộc vào mức độ độc lập của trẻ mà kiểu vỗ vê này có thể kích hoạt sự khóc một cách hoảng loạn ở trẻ. Mức độ khóc này làm hầu hết các bố mẹ hoảng sợ và khiến bố mẹ cần quan sát trẻ. Bố mẹ cần kiểm tra rằng trẻ có ổn không, bé có bị côn trùng cắn, trẻ có kẹt tay không, nếu trẻ vẫn an toàn thì bố mẹ hay cho trẻ không gian và chút thời gian để trẻ bình tĩnh lại một cách tự lập. Tập cho trẻ tự lập làm dịu bản thân là điều hết sức quan tròn mà bố mẹ nên dạy trẻ. Trẻ gắt ngủ và khóc khoảng 2 giờ thì dài đấy nhưng vài giờ để học một kỹ năng và hợp tác với điều kiện ngủ thì vài giờ là đã ngắn rồi. Trẻ sẽ cải thiện tình trạng khóc hoảng loạn này sau vài đêm.
- Khóc nhiều rồi lại ít. Trẻ khóc kéo dài, rồi chuyển sang khóc hoảng loạn rồi chuyển sang khóc rên rỉ, bố mẹ sẽ chứng kiến đủ kiểu khóc. Sự chuyển biến này là bởi vì trẻ đang cải thiện tốt hơn khả năng tự làm dịu bản thân và đây nên là dấu hiệu của sự chuyển biến trong quá trình thích ứng với điều kiện ngủ mới không như trong bụng mẹ. Đôi khi sự can thiệp của bố mẹ trong giai đoạn khóc nhiều rồi lại ít này có thể khiến trẻ quay lại những cơn khóc hoảng loạn, vì thế hãy cân nhắc về việc chờ trẻ thêm chút thời gian để bình tĩnh lại và đi vào giấc ngủ.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh gắt ngủ và hờn dỗi
Gắt ngủ và hờn dỗi là hiện tượng bình thường trong quá trình huấn luyện giấc ngủ cho trẻ bởi vì nó tạo ra kinh nghiệm cho trẻ về cảm giác buồn bã, thất vọng dù trẻ đang an toàn, được ăn uống no đủ, và thoải mái trên giường. Nếu bố mẹ can thiệp vào, cố giúp trẻ bình tĩnh lại, điều này sẽ ngăn cản trẻ cách học tự lập làm bình tĩnh bản thân. Trẻ nhỏ có khả năng tự làm dịu bản thân vào ban đêm thường sẽ đương đầu với sự sợ hãi vào ban ngày tốt hơn. Tự làm dịu bản thân là kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ nhỏ cần học và cần tiếp tục phát huy trong giai đoạn ấu thơ.
Tạo không gian ngủ thoải mái cho trẻ.
Vỗ về trẻ trước khi bắt đầu cho trẻ nằm trên giường.
Các dấu hiệu ở trẻ sơ sinh gắt ngủ và hờn dỗi cần gặp bác sĩ
- Trẻ có sốt
- Trẻ có ban đỏ trên da
- Trẻ nôn ói, ọc sữa
- Trẻ khóc khi bố mẹ di chuyển trẻ
- Trẻ khóc hơn 2 giờ liền
- Trẻ khóc uống hoặc uống rất ít trong hơn 8 giờ
- Trẻ khóc nhận ra khi bố mẹ gọi
- Trẻ có bệnh tật lúc sinh (trẻ non tháng, vàng da, có dị tật tim...)
- Trông trẻ như đang bị bệnh, trông không khỏe
- Bố mẹ cảm thấy trẻ cần cấp cứu (thở nhanh, tím tái, ho sặc...)
Gắt ngủ và hờn dỗi ở trẻ thường xảy ra ở 3 tháng đầu, khi cơ thể chưa thực sự thích nghi với môi trường sống mới, tuy nhiên gắt ngủ cũng là dấu hiệu mà trẻ muốn báo cho bố mẹ một tình trạng khó chịu của mình, chẳng hạn như bị côn trùng cắn hay bị đau. Bố mẹ cần theo dõi các triệu chứng kèm theo như sốt, nôn ói để đưa trẻ đến bác sĩ. Còn khi trẻ hoàn toàn ổn, bố mẹ không nên lo lắng và hãy cho trẻ thời gian thích nghi.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh khó ngủ - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì đủ