Tại sao trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính?

Sinh non luôn là mối lo lắng đối với nhiều mẹ bầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé yêu. Theo số liệu thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 100.000 đến 150.000 em bé sinh non. Những đứa trẻ sinh non thường được bác sĩ đặt trong lồng kính một thời gian. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu lí do trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính nhé!

Tại sao trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính? Tại sao trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính?

Tại sao trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính?

Khi trẻ sinh thiếu tháng, cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn toàn, khả năng miễn dịch kém, các cơ quan chức năng cũng chưa hoàn thiện nên khó thích ứng được với điều kiện môi trường. Vậy nên, trẻ cần được chăm sóc trong môi trường đặc biệt, với sự chăm sóc của các bác sĩ.

Nhiều trẻ để thiếu tháng, thiếu cân không có khả năng giữ thân nhiệt của mình ở mức ổn định và cần được sưởi ấm thêm. Trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính có các điều kiện đặc biệt, giúp trẻ phát triển và sưởi ấm cơ thể trẻ.

vicare.vn-tai-sao-tre-sinh-non-phai-nam-trong-long-kinh-body-1

Những vấn đề trẻ sinh non gặp phải

Về hô hấp

Trẻ sinh non thường bị suy hô hấp do lồng ngực dễ biến dạng, các xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu. Phổi chữa giãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, cấu tạo của trung tâm hô hấp chưa được hoàn chỉnh, nhu mô phối giãn nở không đầy đủ để trao đổi khí. Trong thời gian này, trẻ sơ sinh thường thở bằng miệng, phình bụng lên khi hít khí vào, thở theo chu kỳ, có thể ngưng thở dưới 15 giây. Nếu thời gian ngưng thở dài hơn 15 giây kèm theo hiện tượng cơ thể tím tái, nhịp tim chậm thì cần được xử trí kịp thời do suy hô hấp là nguyên nhân dễ gây tử vong đối với trẻ thiếu tháng.

Về thân nhiệt

Trẻ dễ bị nhiễm lạnh do trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn yếu, kém vận động do trương lực cơ yếu, kết hợp với lớp mỡ dưới da chưa phát triển nên cơ thể dễ bị mất nhiệt. Khi lạnh, trẻ không run được để sinh ra nhiệt chống lại nhiệt độ môi trường. Do vậy, việc theo dõi ủ ấm, lau khô ngường cho trẻ là hết sức cần thiết. Nếu để thân nhiệt của trẻ bị xuống thấp thì sẽ dẫn đến hàng loạt các biến chứng suy hệ hô hấp, tổn thương thần kinh, có khi gây xuất huyết ở não.

Đó cũng là lí do trẻ sinh non phải nằm trong lồng kính để sưởi ấm.

Về tuần hoàn

Khi trẻ bị sinh thiếu tháng, các mao mạch dễ vỡ, những yếu tố đông máu chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ trẻ bị xuất huyết khá cao. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung vitamin K để đề phòng xuất huyết.

vicare.vn-tai-sao-tre-sinh-non-phai-nam-trong-long-kinh-body-2

Về tiêu hóa

Trẻ thiếu hụt enzym chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp nên bị vàng da nặng và kéo dài, cần được theo dõi thường xuyên.

Dạ dày của trẻ thời kỳ này có thể tích nhỏ, nằm ngang và thiếu hụt các men tiêu hóa nên không thể hấp thụ hết thức ăn, cho dù chỉ là sữa mẹ. Do đó trẻ dễ bị đầy bụng, ói. Với đặc điểm như vậy, trẻ chỉ nên được bú từ 40 - 60ml sữa trong khoảng thời gian 2 - 4 giờ, tùy bào sức bú của bé và có thể tăng dần lượng sữa.

Nếu bé sinh trên 32 tuần, cân nặng trên 2,3kg, đã có phản xạ bú thì nên tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của bé, bú cạn bên vú này thì chuyển sang bên kia. Nếu sữa mẹ quá nhiều, bú không hết thì nên nặn lấy sữa đầu ra ly, sau đó dùng muỗng đút sữa cho bé thay nước lọc. Không nên cho bé uống các loại nước khác vì chỉ bú sữa mẹ là đủ.

Nếu như trẻ sinh dưới 32 tuần và chưa có khả năng bú, phải nặn sữa mẹ rồi cho ăn qua ống thông dạ dày 8 đến 10 lần trong ngày để đảm bảo bé đủ chất dinh dưỡng. Việc chăm sóc và giữ cuống rốn cho bé cũng không kém phần quan trọng. Giữ cuống rốn càng khô và sạch thì càng mau rụng. Cần đảm bảo vô trùng cho bé do trẻ sinh non dễ nhạy cảm với kích ứng và nhiễm trùng. Bé cũng cần tiêm phòng như các bé sinh đủ tháng.

Những nguyên tắc cần biết khi chăm trẻ sinh non

Để giảm bớt tật nguyền sau này cho trẻ non tháng cần phải:

  • Cho liên hệ mẹ con càng sớm càng tốt.
  • Nuôi ăn bằng sữa mẹ. Trường hợp trẻ chưa bú được thì cho ăn bằng ống thông nhỏ giọt.
  • Tập cho trẻ bú và biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ non tháng.
  • Tái khám định kỳ, chích ngừa, kiểm tra thể lực và tâm sinh lý cho trẻ.
  • Phát hiện và điều trị sớm các bất thường về thị giác, thính giác và vận động của trẻ.
Người chăm sóc trẻ non tháng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
  • Không đeo nhẫn, vòng vàng, đồ trang sức khi chăm sóc trẻ.
  • Phải ăn mặc sạch, gọn gàng, thay dép khi vào phòng chăm sóc trẻ.
  • Cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch tới khuỷu tay bằng dung dịch sát trùng.
  • Nôi và các dụng cụ khác dùng cho trẻ, tã áo đều phải sạch sẽ.
  • Nếu đang bị cảm cúm, nhiễm trùng không nên chăm sóc trẻ.

            vicare.vn-tai-sao-tre-sinh-non-phai-nam-trong-long-kinh-body-3

            Phương pháp Kangaroo mẹ với trẻ sinh non có ý nghĩa gì?

            Phương pháp Kangaroo dựa trên sự tiếp xúc da kề da mẹ con, để mẹ “ấp” đứa con non tháng của mình. Với phương pháp này, nhiều đứa trẻ sinh non, thậm chí trẻ sinh vào khoảng tháng thứ sáu và chỉ cân nặng dưới 1kg có thể được cứu sống, phát triển, đi đứng bình thường.

            Đây là phương pháp hữu hiệu để giữ ấm, nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn, bảo vệ trẻ tránh nhiễm khuẩn cũng như mang lại sự kích thích, sự an toàn và tình yêu cho trẻ. Phương pháp này cũng giúp các người mẹ tự tin hơn, đem lại hy vọng cho trẻ sinh non. Nếu trẻ được tiếp xúc da kề da liên tục thì đo thân nhiệt cho trẻ 2 lần một ngày. Người mẹ cần theo dõi nhịp thở của trẻ.

            Nếu trẻ có cơn ngừng thở. Có thể kích thích trẻ thở bằng cách xoa vào lưng trẻ trong vòng 10 giây. Nhưng tốt nhất là khi phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như trẻ ngừng thở, giảm vận động, li bì hoặc bú kém phải báo cho nhân viên y tế ngay để xử trí kịp thời.

            Thời gian “ấp” con trong tư thế Kangaroo sẽ kéo dài cho đến khi trẻ đạt được tuổi thai bình thường: 9 tháng 10 ngày.

            Khi ở nhà, người mẹ có thể thoải mái hơn trong tư thế chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo nhưng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế theo dõi đều đặn. Khi trẻ ra khỏi vị trí Kanguroo vẫn cần tiếp tục theo dõi 1 lần/tháng về tình trạng dinh dưỡng, sự tăng trưởng và phát triển.

            Nguồn: Tổng hợp + thông tin từ suckhoeembe

            Xem thêm:

            • Cơ hội sống sót của trẻ sinh non ra sao?
            • Khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp?