Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp các loại bệnh sốt, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá

Trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp các loại bệnh sốt, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế đây phản ứng thông thường của cơ thể của trẻ khi một số loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân khác thường đến từ chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc không hợp lý của bố mẹ đối với trẻ.

Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp các loại bệnh sốt, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp các loại bệnh sốt, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá

Trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp các loại bệnh sốt, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế đây phản ứng thông thường của cơ thể của trẻ khi một số loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân khác thường đến từ chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc không hợp lý của bố mẹ đối với trẻ.

Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường bị sốt

Sốt là một phản ứng thông thường cơ thể của trẻ khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ thường cao trên 37,5 độ. Sốt có 3 trường hợp có thể xảy ra:

  • Sốt dưới 38,5 độ: thường là do mọc răng, rối loạn tiêu hóa sinh ra chướng bụng và sốt, sau khi tiêm phòng, sốt do cảm lạnh thông thường. Với trường hợp này, bố mẹ nên cho con chườm mát, mặc đồ thông thoáng, uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ (nếu cần), cho trẻ ăn, bú bình thường.
  • Sốt trên 38,5 độ thường là do nhiễm virus của các bệnh chân tay miệng, sởi, viêm màng não, sốt xuất huyết, ...Sốt do do nhiễm virus còn được gọi là sốt siêu vi, có thể tự khỏi trong vòng từ 5 đến 10 ngày mà không cần dùng đến thuốc. Với những trẻ có sức đề kháng kém, sức chống chịu kém, cơ thể ốm yếu, hay ốm vặt thì sốt siêu vi có thể gây ra những biến chứng nặng nề khác. Do đó, không phải trẻ cứ bị sởi, bị sốt xuất huyết đều có thể dẫn tới biến chứng và nguy hiểm nhất là tử vong. Tốt nhất, khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ, bố mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để được can thiệp sớm và đúng cách.

Sốt trên 40 độ trở nên: cần đưa trẻ đi cấp cứu ngày để hạn chế các biến chứng như hôn mê, phù phổi, suy thận cấp.

Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp các loại bệnh sốt, ho, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá

Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường bị ho

Cùng với sốt, trẻ bị ho là một trong những biểu hiện thường gặp nhất. Sau 3 tháng tuổi, một số trẻ đã bắt đầu giảm tần suất bú mẹ và chuyển sang giai đoạn ăn dặm, thậm chí có một số trẻ không được bú mẹ nữ. Trong khi đó, sữa mẹ lại chứa nhiều kháng thể, giúp trẻ tăng cường miễn dịch, gia tăng sức chống chịu với môi trường, virus gây bệnh. Chính vì thế, khi trẻ không được bú mẹ nhiều như thời gian 3 tháng đầu, lượng kháng thể nhận từ mẹ sẽ giảm đi, khiến hệ miễn dịch kém hơn, dẫn đến trẻ dễ bị lây bệnh, nhiễm virus, vi khuẩn từ môi trường và hay bị cảm lạnh, ho do thời tiết.

Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì? Khi trẻ sơ sinh bị ho thường kèm theo các triệu chứng đi kèm như hắt hơi, sổ mũi. Khi đó, mẹ không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể phát huy được hiệu quả sớm nhưng nếu sử dụng nhiều lần có thể khiến trẻ bị nhờn thuốc, lần sau dùng không còn tác dụng như ban đầu nữa. Giải pháp cho bố mẹ để thay thế thuốc kháng sinh là sử dụng “lá húng chanh” thông qua hai cách sau:

  • Cách 1: Giã nát lá húng chanh, sau đó trộn lá húng chanh với 10ml nước sôi. Để cho lá húng chanh ngâm vào nước sau đó gạn lá ra và lấy nước, cho trẻ uống 2 lần/ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị từ 10 đến 15 lá húng chanh, cùng với 10 hạt chanh giã nát, sau đó cho đường phèn vào hỗn hợp lá húng chanh và hạt chanh giã nát. Tiếp theo hấp cách thủy 20 phút. Cho bé uống 2 ngày/lần cho đến khi hết ho.

Lá húng chanh có chứa tinh dầu cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc nên cơn ho sẽ thuyên giảm và biến mất nhanh chóng.

Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường bị nôn trớ

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, thường bị nôn trớ sau khi ăn là biểu hiện phản ứng cho thấy trẻ đang phải bị ép ăn quá nhiều, bú quá no, trẻ phải nằm ngay sau khi ăn no, trẻ đang phải ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó, ăn đốt giai đoạn, ăn dặm quá sớm.

Trong trường hợp sau khi trớ mà trẻ vẫn ăn uống và chơi bình thường thì tức là trẻ đã được cho ăn sai cách, chưa hợp lý, không phải trớ do bệnh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe quá nhiều.

Phải làm gì khi trẻ bị nôn trớ? Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường rất mệt mỏi, xuống sức, nếu trẻ nôn trớ nhiều thì có thể bộ phận tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, lúc này người chăm sóc:

  • Nên cho trẻ nghỉ ngơi, không nên tiếp tục cho trẻ ăn nếu trẻ bị trớ.
  • Cho trẻ uống đủ nước để bổ sung lượng nước bị mất do trớ.
  • Không nên ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn, điều này có nguy cơ làm tình trạng ớ diễn ra trầm trọng hơn và trẻ quấy khóc nhiều hơn. Hơn nữa, nếu bố mẹ tìm cách dọa nạt để cho trẻ ăn thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, làm ngăn chặn sự phát triển trí não của trẻ.
  • Cho trẻ ăn từ từ, dần dần, ăn thức ăn lỏng trước sau đến thức ăn đặc và cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Còn nếu trẻ bị ọc sữa, trớ quá nhiều lần và kéo dài trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ hình thành phản xạ “chán ăn”, “từ chối thức ăn”, gây nên hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ. Khi đó, việc đưa trẻ đến bác sĩ để tìm giải pháp là hiện tượng an toàn nhất.

vicare.vn-tai-sao-tre-sau-3-thang-tuoi-thuong-gap-cac-loai-benh-sot-ho-non-tro-roi-loan-tieu-hoa-body-2

Tại sao trẻ sau 3 tháng tuổi thường bị rối loạn tiêu hóa?

Đau bụng, tiêu chảy và táo bón là hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sau 3 tuổi.

  • Đau bụng ở trẻ sơ sinh thường do nguyên nhân là đói, nuốt nhiều hơi khi bú hoặc bú quá nhiều. Một số trẻ khác đau bụng do bệnh lồng ruột hoặc thoát vị bẹn. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài nhiều giờ kèm theo khuôn mặt trẻ bị đỏ hoặc tím tái. Cơn đau có thể thuyên giảm sau khi trẻ đi tiểu tiện.
  • Rối loạn đại tiện: Trẻ thường đi đại tiện từ 5 lần trở lên trong một ngày, phân nhiều nước, xuất hiện phân sống, phân nhầy, có bọt, lợn cợn hạt, màu vàng xanh, hay xanh thẫm. Một số trẻ xuất hiện tình trạng táo bón với tần suất đi đại tiện là 3, 4 ngày 1 lần, phân keo cứng, khó đi ra bên ngoài. Nguyên nhân là do trẻ được cho ăn dặm sớm, cho con ăn vặt (váng sữa, sữa chua, ăn hoa quả nhiều), cho con ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn lên men.

Khi trẻ bị rối loạn đại tiện, bố mẹ thường đi mua men tiêu hóa, thuốc hỗ trợ/điều trị tiêu hóa cho con ngay lập tức để điều trị. Việc làm này đôi khi hiệu quả nhưng đôi khi lại vô tình gây hại cho trẻ. Trẻ đi phân sống, đi tiểu nhiều lần sẽ giúp những chất cặn bã không có lợi trong ruột được thải ra bên ngoài. Nếu bị nhiễm virus, vi khuẩn thì đây là một cách phản ứng thông thường của cơ thể. Chừng nào trẻ đi đại tiện quá nhiều lần trong ngày từ 7 đến 8 lần trở lên, kéo dài nhiều ngày; hoặc không đại tiện trong vòng 4 ngày liền trở lên thì việc sử dụng các loại men và thuốc điều trị tiêu hóa mới thực sự cần thiết. Trước khi cho con sử dụng thuốc, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Hiện tượng sốt ở trẻ sơ sinh: 7 điều bạn có thể chưa biết
  • Trẻ bị ho trớ là biểu hiện của bệnh gì?