Tại sao trẻ nhỏ khóc khi đi vệ sinh?
Bé quấy khóc khi đi tiêu là dấu hiệu có đáng lo hay không, là điều mà nhiều bà mẹ thường hay thắc mắc vì rất có thể bé đang mắc phải những vấn đề về tiêu hóa.Vậy tại sao trẻ nhỏ khóc khi đi vệ sinh? Phải làm gì khi trẻ quấy khóc, cáu kỉnh khi đi tiêu. Bài viết sau sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn.
Tại sao trẻ nhỏ khóc khi đi vệ sinh?
Bé quấy khóc khi đi tiêu là dấu hiệu có đáng lo hay không, là điều mà nhiều bà mẹ thường hay thắc mắc vì rất có thể bé đang mắc phải những vấn đề về tiêu hóa.Vậy tại sao trẻ nhỏ khóc khi đi vệ sinh? Phải làm gì khi trẻ quấy khóc, cáu kỉnh khi đi tiêu. Bài viết sau sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn.
1. Tần suất đi tiêu ở nhóm bé bú mẹ và bú bình
Các bé bú mẹ hoàn toàn thường đi tiêu khá nhiều trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi tiêu ngay sau mỗi lần bú. Vì vậy cha mẹ không nên lo lắng về vấn đề này.
Phân lỏng và có màu vàng nhạt là dấu hiệu bình thường ở nhóm bé bú mẹ. Có khá nhiều người mẹ nhầm con bị tiêu chảy ở tình trạng này.
Các bé bú bình không đi tiêu nhiều bằng nhóm các bé bú mẹ trong vài tuần đầu mới sinh, mỗi ngày các bé bú bình có thể đi tiêu 4-5 lần.
2. Tại sao trẻ nhỏ khóc khi đi vệ sinh - nguyên nhân có thể do các bệnh sau
Tầm 1 tháng tuổi khoảng cách đi tiêu ở bé giảm dần. Ngay cả nhóm các bé bú mẹ có thể vài ngày có khi cả một tuần không đi tiêu,điều này cũng không có gì phải lo lắng vì nhóm bé bú mẹ hầu như hoàn toàn không bị táo bón. Nếu trên một tuần bé không thể đi tiêu, hoặc bé bị đau khi “đi” hay gặp những vấn đề khác thì bạn nên đưa bé đi khám. Vì rất có thể bé sẽ gặp phải các vấn đề sau đây:
Táo bón
Táo bón khiến trẻ khó chịu và đau đớn mỗi khi đi tiêu. Bạn hãy quan sát xem mỗi lần con đi có phải rặn, phân của con có cứng và khô không. Nếu có thì chắc là bé đang bị táo bón để giúp con khắc phục vấn đề này, hãy tăng lượng chất lỏng trong ngày cho bé. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cũng giúp làm mềm phân của bé. Ngoài ra cần tăng lượng rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày cho bé . Mẹ có thể xay nhuyễn hoặc băm nhỏ rau củ để bé ăn được dễ dàng hơn.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng táo bón của bé không giảm, hãy đưa bé đi khám để bác sĩ kịp thời giúp đỡ.
Đầy hơi
Đầy bụng cũng có thể khiến bé bị đau đớn khó chịu khi đi vệ sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị đầy hơi vì rất nhiều lý do khác nhau, như lượng không khí dư thừa trong khi khóc, hội chứng tăng sản, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc không có khả năng tiêu hóa sữa mẹ.
Đầy hơi có thể được điều trị bằng cách vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể massage bụng giúp bé xì hơi để loại bỏ không khí dư thừa.
Phối hợp không tốt của các cơ
Cơ thể bé bỏng của bé có thể mất thời gian để thích nghi với các kích thích mà bé tiếp xúc. Điều này cũng liên quan đến quá trình đi vệ sinh, mỗi đứa trẻ có thể cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện ở một số vị trí nhất định. Ví dụ khi nằm trẻ có thể phải sử dụng cơ bụng và hoạt động mạnh hơn bình thường. Điều này có thể khiến bé cảm thấy khó chịu vì phải rút hết năng lượng. Do sự thiếu phối hợp của các cơ trong cơ thể, nên bé có thể gặp phải một số khó khăn.
Muốn được chú ý
Chuyện này nghe có vẻ lạ, nhưng thông thường trẻ sơ sinh sẽ giả vờ khóc để được cha mẹ chú ý. Nếu bạn thấy đứa con bé bỏng của mình không ngừng khóc ngay khi bạn nhìn thấy bé cười, thì có thể bé đang giả vờ khóc để khiến bạn để ý đến bé. Bạn có thể vỗ về an ủi bé bằng những cái ôm và nói chuyện cùng bé.
Nếu bé khóc khi đi vệ sinh không do những nguyên nhân kể trên, hoặc khóc liên tục trong nhiều ngày, rất có thể bị một số vấn đề khác về sức khỏe cần được kiểm tra. Bạn nên đưa bé đi tới các cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
- Chướng bụng đầy hơi nên uống thuốc gì?
- Tại sao trẻ sơ sinh ít ngủ hay quấy khóc?
- Mách mẹ cách massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh