Tại sao trẻ hay cắn móng tay?

Cắn móng tay tưởng là một thói quen vô hại của trẻ nhưng nó có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu tại sao trẻ hay cắn móng tay? Thói quen cắn móng tay của trẻ có thể khiến móng tay trơ trụi, bị trầy xước chảy máu gây đau.

Tại sao trẻ hay cắn móng tay? Tại sao trẻ hay cắn móng tay?

Cắn móng tay tưởng là một thói quen vô hại của trẻ nhưng nó có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu tại sao trẻ hay cắn móng tay?

Thói quen cắn móng tay của trẻ có thể khiến móng tay trụi, bị trầy xước chảy máu gây đau.

Tại sao trẻ hay cắn móng tay?

Có rất nhiều lí do khiến trẻ cắn móng tay của mình , dưới đây là một số lí do phổ biến như :

  • Đặt ngón tay vào miệng là phản xạ tự nhiên và khá phổ biến ở trẻ sơ sinh để tạo cảm giác an ủi, thói quen này có thể tiếp tục khi trẻ lớn lên , do vậy khi trẻ có thể nhận thức được thì cắn móng tay chỉ là thói quen mang lại cảm giác thoải mái.
  • Mỗi khi cảm thấy nhàm chán hoặc khi cảm thấy không sử dụng tay chân, trẻ sẽ thường có phản xạ cắn móng tay, ví dụ như khi ngồi nghe giảng, khi xem ti vi,..
  • Đây cũng có thể là một thói quen được hình thành do ảnh hưởng từ bố mẹ, khi bố mẹ có thói quen cắn móng tay thì khả năng con cũng có thói quen này rất cao.
  • Bắt chước từ người khác: Trẻ nhỏ thường có thói quen bắt chước những người xung quanh, nên nếu trong gia đình có ai có thói quen cắn móng tay cũng có thể khiến trẻ bắt chước theo.
  • Căng thẳng lo lắng cũng là một lí do khiến trẻ có thói quen cắn móng tay, một sang chấn tâm lí nào đó khiến trẻ bị tổn thương, sợ hãi cũng có thể là nguyên nhân cho tình trạng này.
HoiBenh.vn-tai-sao-tre-hay-can-mong-tay-body-2
Bắt chước từ người khác

Làm gì khi trẻ có thói quen cắn móng tay?

  • Trò chuyện với trẻ: Nói chuyện tâm sự và chia sẻ cùng trẻ là một trong những việc rất quan trọng, bố mẹ nên nói chuyện với trẻ để tìm ra nguyên nhân của thói quen cắn móng tay này, nếu là một lí do do trẻ cảm thấy nhàm chán, căng thẳng thì bố mẹ hãy cùng con tìm cách giải quyết và khắc phục thói quen này. Bố mẹ hãy nói chuyện với trẻ về tác hại của việc cắn móng tay, việc này có thể làm lây truyền vi khuẩn và vi trùng từ móng tay vào trong cơ thể gây ra nhiều căn bệnh mà đặc biệt và thường gặp nhất đó là các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó trẻ cần phải ngưng thói quen này lại
  • Với những trẻ nhỏ chưa có khả năng nhận biết và nhận thức được tác hại của việc cắn móng tay thì bố mẹ có thể đến các hiệu thuốc và mua các sản phẩm có tác dụng ngăn cản trẻ cắn móng tay, bôi một ít lên móng tay của trẻ,, loại thuốc này có vị rất đắng sẽ khiến trẻ dần dần từ bỏ thói quen này.
  • Đừng để tay trẻ được nhàn rỗi: Nếu như bạn biết được thời gian nào bé hay cắn móng tay nhất, có thể là khi tay trẻ đang nhàn rỗi như khi xem ti vi hoặc ngồi trên xe, bạn có thể cho bé chơi một số trò chơi khiến trẻ phải dùng đến tay như trò chơi với trái banh nhựa dẻo, đồ chơi xỏ ngón,...đặc biệt cần cắt móng tay cho trẻ, không để móng tay mọc quá dài.
  • Cắn móng tay có những khi là một hành động rất vô thức của trẻ, bé cũng không ý thức được hành động này của mình. Đối với một số bé thì việc nhắc nhở của bạn cũng trở nên vô ích vì lí do này, khi bạn nhắc nhở chỉ khiến bé nghĩ đến hành động này và thực hiện thường xuyên hơn, đối với những trường hợp này, bạn có thể chà một chút tỏi hoặc giấm vào móng tay của trẻ, để khiến trẻ cảm thấy việc cắn móng tay không có gì thú vị và dần dần từ bỏ thói quen này một cách vô thức.
  • Trong một số trường hợp cắn móng tay là do bé đang gặp một vấn đề về tâm lí nào đó, nếu như tình trạng này diễn ra ngày càng liên tục và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc chuyên gia tâm lí để biết rõ được nguyên nhân của việc này và cùng con giải quyết.

Với những trẻ còn nhỏ thường có ít nhất một vài thói quen xấu, nếu như mức độ không quá nghiêm trọng thì mẹ có thể để con hoàn toàn tự nhiên, khi con có khả năng để tự nhận thức được thói quen này là xấu thì con sẽ tự từ bỏ thói quen đó.

Xem thêm:

  • Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt vào mùa hè
  • 7 sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh