Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh về sán?

Trong những ngày vừa qua, có nhiều trẻ em ở Bắc Ninh đồng loạt được phát hiện bị nhiễm sán lợn đã khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh về sán? Đâu là cách phát hiện bệnh sán lợn ở trẻ em? Cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh sán lợn như thế nào?

Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh về sán? Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh về sán?

Trong những ngày vừa qua, có nhiều trẻ em ở Bắc Ninh đồng loạt được phát hiện bị nhiễm sán lợn đã khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh về sán? Đâu là cách phát hiện bệnh sán lợn ở trẻ em? Cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh sán lợn như thế nào? Đây chính là những băn khoăn của tất cả mọi người trong thời gian này. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị giải đáp các câu hỏi trên.

1. Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh về sán?

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Đề - nguyên Trưởng bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, số lượng bệnh nhân mắc sán lợn trong cộng đồng không phải là hiếm. Theo số liệu thống kê, trên cả nước có tới 50 tỉnh thành từng có bệnh nhân mắc sán lợn, chủ yếu gặp ở nam giới, chiếm khoảng 70%. Đặc biệt có bệnh nhân có tới 300 nang sán dưới da, đa phần bệnh nhân nhiễm sán ở dưới cơ cùng với nang sán ở trong não. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắc bệnh sán ở trẻ em cũng như người lớn đó là:

  • Nguyên nhân chủ yếu là do việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thức ăn chưa được nấu chín có chứa sán, ấu trùng sán hay nang sán.
Thịt nhiễm sán
Ăn thịt lợn gạo chưa được nấu chín là một trong những nguyên nhân nhiễm sán dây/sán lợn
  • Do việc chăn nuôi, canh tác của người dân còn nhiều hạn chế như: sử dụng phân tươi để bón cây, do vệ sinh kém,...
  • Nguồn nhiễm sán không phải chỉ có thịt lợn mà nang sán còn có thể có trong rau củ quả sống.
  • Ngoài ra, có một số bệnh nhân tự bị nhiễm bởi bản thân đốt sán sinh ra cả nghìn trứng sán, số trứng sán này tiếp tục phát triển trong cơ thể người bệnh, chúng di chuyển đến các bộ phận khác như cơ vân, mắt và não khiến cho bệnh tình càng nặng hơn.

Việc ăn phải nang sán còn nguy hiểm hơn ăn phải sán lợn, bởi nang sán sẽ nhanh chóng phát triển thành sán trong cơ thể người bệnh.

Như vậy nguyên nhân khiến cho trẻ em thường hay mắc bệnh về sán cũng giống như người lớn đó là do ăn uống phải thức ăn có nhiễm sán, nang sán chưa được vệ sinh sạch và nấu chín.

2. Đâu là cách phát hiện bệnh sán lợn ở trẻ em?

Theo Bác sĩ Nguyễn Quang Thiều - Phó viện trưởng Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, hiện nay có 2 loại xét nghiệm được sử dụng để xác định xem một người có nhiễm sán lớn hay không đó là tìm kháng nguyên và kháng thể dựa vào phương pháp xét nghiệm ELISA. Sau khi trẻ em hoặc người lớn ăn phải sán lợn từ 10 - 15 ngày, tiến hành làm xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA có thể phát hiện có bị nhiễm sán lợn hay không.

Xét nghiệm phát hiện nhiễm sán
Phát hiện bệnh sán lợn qua xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA

Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA để tìm kháng nguyên và kháng thể chính là cách phát hiện bệnh sán lợn ở trẻ em cũng như người lớn.

3. Điều trị bệnh sán lợn như thế nào?

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương việc điều trị bệnh sán lợn như sau:

  • Đối với trường hợp nhiễm sán trưởng thành, sẽ chỉ cần uống 1 ngày thuốc là khỏi.
  • Đối với trường hợp nhiễm ấu trùng sán, việc điều trị sẽ kéo dài hơn, thông thường là 2 tuần, song cũng có thể kéo dài từ 4 - 5 đợt, mỗi đợt kéo dài 21 ngày.

Các loại thuốc đặc hiệu thường dùng trong điều trị bệnh sán lợn và ấu trùng sán lợn đó là:

  • Praziquantel.
  • Niclosamide.
  • Albendazole.
  • ....

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sán lợn phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Phác đồ điều trị bệnh hiện tại chỉ được áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Do đó, khi nghi ngờ bị nhiễm sán lợn, bệnh nhân cần đến các bệnh viện khám kiểm tra và điều trị triệt để.

4. Cách phòng bệnh sán lợn cho trẻ em và người lớn

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế để chủ động phòng tránh bệnh sán lớn, mọi người dân cần làm các việc sau đây:

  • Không được sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi: thức ăn cần phải được nấu chín kỹ, quá trình chế biến phải đảm bảo hợp vệ sinh. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ bị chết khi thức ăn được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong 5 phút hoặc trong vòng 2 phút khi đun sôi.
Ăn thức ăn nấu chín
Ăn thức ăn được nấu chín để phòng bệnh sán lợn
  • Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn tái, chưa được nấu chín hay nem chua sống do có nguy cơ nhiễm sán trưởng thành khi ăn những loại thực phẩm này. Không ăn các loại rau sống không đảm bảo vệ sinh và không uống nước lã do có có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn.
  • Người dân cần quản lý phân lươi, đặc biệt ở những khu vực có người nhiễm sán lợn trưởng thành, cần sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
  • Những người có sán lợn trưởng thành trong ruột cần phải điều trị triệt để, và không được phóng uế bừa bãi.
  • Các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh của các lò mổ lợn.

Đề việc phòng chống bệnh đạt được hiệu quả cao, cần có sự chung tay của toàn thể người dân cùng với các cơ quan chức năng liên quan.

Như vậy nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ em cũng như người lớn mắc bệnh sán đó là do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Cách phát hiện bệnh sán lợn ở trẻ em và người lớn đó là làm xét nghiệm máu. Việc điều trị bệnh cần được tiến hành tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Để phòng chống bệnh mọi người cần thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, đảm bảo hợp vệ sinh.

XEM THÊM:

  • [CLIP] Hơn nghìn bé ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn: Làm gì để phòng và chữa?
  • Nhiễm sán lợn có chữa được không?
  • Cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ Y tế
  • Không nên xét nghiệm sán lợn ồ ạt - khuyến cáo từ Bộ Y tế