Tại sao trẻ em lại bị răng mọc lệch?

Điều trị răng bị mọc lệch ở trẻ em là một vấn đề được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Bởi ai cũng muốn con em mình sở hữu một hàm răng đều và nụ cười đẹp. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến răng lệch lạc ở trẻ nhỏ nhằm giúp phụ huynh có được những thông tin cơ bản để sớm phát hiện và điều trị kịp thời trong trường hợp răng mọc lệch ở trẻ.

Tại sao trẻ em lại bị răng mọc lệch? Tại sao trẻ em lại bị răng mọc lệch?

Tại sao trẻ em lại bị răng mọc lệch?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em như:

Thói quen không tốt

Các bé thường thích bỏ đồ vật vào trong miệng để khám phá và cảm nhận. Thế nhưng thói quen vô tình này lại khiến răng bị ảnh hưởng, mọc lệch so với quỹ đạo bình thường. Ngoài thói quen này thì còn có một số thói quen khác gây ra tình trạng răng không thẳng hàng như: Mút tay, mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, ngậm ti giả, bú bình trong thời gian dài...

Bị mất răng sữa sớm

Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giữ chỗ để các răng vĩnh viễn có thể mọc đúng vị trí trên khung hàm. Do đó, nếu răng sữa bị mất sớm, sẽ khiến răng bé dễ bị mọc lệch, mọc chen chúc nhau...

Di truyền

Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ. Cụ thể, nếu cha mẹ có hàm răng bị hô, móm, răng mọc không đều, xương hàm kém phát triển hoặc phát triển quá mức thì xác suất con thừa hưởng đặc điểm đó từ cha mẹ cũng rất lớn.

Nằm sấp trong thời gian dài

Nằm sấp khi ngủ trong thời gian có thể là một trong những nguyên nhân khiến răng trẻ bị mọc lệch bởi tư thế này tạo nhiều áp lực lên má và miệng của các con. Những dấu hiệu răng bị lệch có thể sẽ không thấy ngay lập tức nhưng qua thời gian, bất thường về răng của bé sẽ thể hiện ngày càng rõ. Do đó, nếu phụ huynh thấy con thích nằm sấp khi ngủ, hãy chú ý sửa lại tư thế cho con.

HoiBenh.vn-tai-sao-tre-em-lai-bi-rang-moc-lech-body-2
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em

Một số dấu hiệu nhận biết răng trẻ mọc lệch

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết răng trẻ có mọc lệch hay không từ sớm, khi còn răng sữa:

  • Hàm trên chìa ra quá nhiều, nằm phủ bên ngoài hàm dưới
  • Hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau hoặc ăn khớp một cách bất thường khiến trẻ ăn uống khó khăn.
  • Gương mặt trẻ không cân đối.
  • Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm
  • Khoảng hở giữa các răng quá nhiều
  • Răng mới mọc có kích thước quá lớn, không đủ chỗ nên mọc chen chúc trên cung hàm.
  • Đau một bên hàm nhai
  • Hay bị đau nhức ở khớp thái dương.
  • Trẻ thường xuyên cắn vào má hoặc trần miệng...

Cách khắc phục tình trạng răng mọc lệch ở trẻ

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học về chỉnh hình răng miệng thì tình trạng răng mọc lệch, chen chúc không còn là điều quá lo lắng. Chỉnh hình răng được xem là phương pháp hiệu quả nhất để nắn chỉnh răng trẻ mọc lệch để trở về ngay ngắn và đều đặn hơn, Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như:

  • Khí cụ cố định với các mắc cài và dây cung: Mắc cài sẽ được gắn chặt lên răng của trẻ, nhờ vào tác động của dây cung để giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn.
  • Khí cụ tháo lắp: Có tác dụng giúp hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha, đồng thời giúp trẻ có thể bỏ được một số tật xấu như mút tay, đẩy lưỡi, mút môi...

Ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ

HoiBenh.vn-tai-sao-tre-em-lai-bi-rang-moc-lech-body-3
Ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ

Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ có thể được ngăn ngừa bằng cách tập cho trẻ những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Bạn nên tập cho các con thói quen chăm sóc và giữ vệ sinh răng miệng ngay khi bé mới bắt đầu mọc răng. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ răng mọc lệch mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng. Nếu con thích tự đánh răng, hãy hướng dẫn con cách đánh và nhớ kiểm tra sau khi đánh xong để đảm bảo rằng con được chải sạch sẽ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể vệ sinh răng miệng cho các con sớm hơn bằng cách dùng một miếng gạc ẩm quấn quanh ngón trỏ và nhẹ nhàng làm sạch nướu cho những bé nhỏ.

Loại bỏ thói quen xấu

Việc sử dụng ti giả có thể giúp xoa dịu bé, giúp bé yên tĩnh hay dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế cho bé ngậm ti giả để ngăn ngừa tình trạng răng bé bị mọc lệch. Ngoài ra, nếu bé có tật mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng... thì bạn cũng nên giúp con bỏ tật này bởi thói quen này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc mọc răng.

  • Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối để tránh bị sâu răng. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu protein, canxi, đặc biệt là vitamin D giúp hấp thụ canxi một cách tốt nhất giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế cho con uống kháng sinh amoxicillin sớm bởi loại kháng sinh này có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng nếu có

Nói tóm lại, việc xác định nguyên nhân răng bị mọc lệch ở trẻ là điều rất quan trọng để bố mẹ có những định hướng đúng đắn trong việc chăm sóc răng miệng cho con. Và phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, bố mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ ngay từ khi bé còn nhỏ để hạn chế nguy cơ răng trẻ bị mọc lệch. Cho con đi khám răng thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu và cách điều trị răng sữa mọc lệch ở trẻ
  • Răng số 8 mọc lệch và bị sâu có phải nhổ không?
  • Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh