Tại sao trẻ em hay bị viêm nướu răng?

Viêm nướu răng là một trong những bệnh về răng miệng phổ biến và hay gặp nhất ở trẻ em. Số lượng trẻ bị viêm nướu răng không ngừng gia tăng trong thời gian qua. Tại sao trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và cách điều trị, phòng tránh cho trẻ khỏi viêm nướu răng là gì? Bố mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao trẻ em hay bị viêm nướu răng? Tại sao trẻ em hay bị viêm nướu răng?

Viêm nướu răng là gì?

Nướu răng là các mô mềm bao quanh chân răng, dính chặt vào khung xương bên dưới. Nướu khỏe mạnh có biểu hiện là màu hồng san hô. Viêm nướu răng (còn gọi là viêm lợi) là tình trạng hệ thống mô mềm bị viêm nhiễm mà chưa phát triển nặng hơn thành bệnh nha chu gây giảm tuổi thọ của răng, tấn công vào xương ổ răng, cement gốc răng và dây chằng nha chu.

Đa số trẻ trong độ tuổi dưới 3 là đối tượng có tỷ lệ mắc viêm nướu răng cao do phụ huynh chủ quan, bỏ qua việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên cho con trong độ tuổi này.

Đâu là nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ?

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến viêm nướu răng ở trẻ, trong đó độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra được cho nguyên nhân chính gây kích thích nướu. Cụ thể là các mảng bám trên răng lâu ngày không được làm sạch bám trên bề mặt răng và nướu, các vi khuẩn tích tụ xung quanh kẽ răng làm nướu bị sưng đỏ. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm thì mức độ nghiêm trọng của bệnh càng cao.

Bên cạnh đó, cấu trúc của mô nướu ở trẻ còn rất non yếu nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Chính vì vậy, khi trẻ mọc răng vĩnh viễn thứ nhất rất hay gặp phải viêm nướu răng. Bố mẹ cần theo dõi kỹ khi trẻ có dấu hiệu mọc răng để tránh biến chứng đáng tiếc như viêm quanh chân răng hay áp-xe răng.

Đặc biệt, viêm nướu răng còn có căn nguyên bắt nguồn từ việc trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, gây ra tình trạng chất bẩn và vi khuẩn vẫn còn tích tụ quanh răng, khe nướu. Khi bố mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ không thường xuyên, đúng cách, những mảng bám do thức ăn sẽ gây tổn hại cho nướu và dẫn đến viêm nướu răng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên đề phòng nguyên nhân làm tăng bệnh viêm nướu răng là do sự tác động cơ học bên ngoài như ăn thức ăn cứng, xỉa răng, cắn móng tay, ... Đồng thời, khi trẻ có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu đi sau mỗi đợt nhiễm khuẩn (viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, ...) cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh và tấn công nướu làm cho mô nướu bị viêm.

vicare.vn-tai-sao-tre-em-hay-bi-viem-nuou-rang-body-1
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải viêm nướu răng

Dấu hiệu trẻ bị viêm nướu răng

Trẻ bị viêm nướu răng khi quan sát viền và gai nướu sẽ thấy có dấu hiệu sưng nhẹ. Đây là giai đoạn bệnh chớm hình thành và càng về sau thì mức độ sưng sẽ nặng hơn kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác. Lúc này nướu không còn màu hồng mà đã chuyển sang ửng đỏ, tấy. Càng về sau sẽ xuất hiện thêm hiện tượng như chảy máu nướu răng khi đụng vào hoặc có thể chảy máu tự nhiên do vi khuẩn gây viêm tác động khiến nướu trở nên nhạy cảm (dễ bị mềm và bở) và dễ chảy máu hơn.

  • Một số trường hợp trẻ bị viêm nướu răng còn có thêm biểu hiện của lưỡi, môi, miệng bị lở gây đau rát.
  • Trẻ ăn ít bình thường hoặc bỏ ăn đột ngột, thường xuyên khó chịu, quấy khóc do nướu bị đau.
  • Khi đánh răng có thể gây chảy máu. Do sợ đau và không chịu để bố mẹ vệ sinh răng nên tình trạng viêm nướu bị nặng hơn.
  • Miệng và hơi thở của trẻ có mùi hôi bất thường so với trước đây.

Viêm nướu răng có nguy hiểm đối với trẻ không?

Khi bé trong giai đoạn mọc răng hoặc mảng bám nhiều vào chân răng gây viêm nhiễm, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm thì viêm nướu răng sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu, nguy cơ phá hủy vĩnh viễn lên răng và hàm của trẻ.

Trong đó, viêm nha chu là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ khi viêm nướu răng trở nên trầm trọng, có các ổ mủ quanh cổ răng. Điều này sẽ tấn công và phá hủy xương hàm, làm tổn thương các tổ chức xung quanh răng. Kéo theo xương ổ răng bị tác động, ảnh hưởng đến kết cấu của răng, làm răng lung lay, thậm chí rụng răng.

Áp-xe xương răng cũng là di chứng nghiêm trọng do viêm nướu răng gây ra. Trẻ không được điều trị bệnh đúng cách và kịp thời khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong răng, dẫn đến tụ mủ trên nướu răng. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm của y tế, trẻ sẽ đối diện với nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, đe dọa tính mạng.

vicare.vn-tai-sao-tre-em-hay-bi-viem-nuou-rang-body-2
Trẻ cần được thăm khám trước khi điều trị viêm nướu răng

Chăm sóc trẻ bị viêm nướu răng như thế nào cho đúng cách?

Khi trẻ bị viêm nướu răng, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Trẻ cần được đưa đến bệnh viện, phòng khám răng hàm mặt uy tín để được nha sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên kết quả sàng lọc, mức độ phát triển của bệnh, độ tuổi, thể trạng của trẻ mà chuyên gia về nha khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhằm loại bỏ tác nhân gây viêm nướu răng. Thông thường, trẻ sẽ được kê toa thuốc để uống, kết hợp cùng thuốc thoa nhằm giúp xoa dịu tình trạng sưng, đau. Nếu trẻ không thể vệ sinh răng do đau có thể dùng dung dịch súc miệng để làm sạch khoang miệng, khiến mảng bám và vi khuẩn giảm đi đáng kể. Thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau giúp làm giảm triệu chứng của bệnh, mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng cần thận trọng và phải tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự tiện mua thuốc về điều trị cho trẻ tại nhà. Việc làm này không chỉ không điều trị tận gốc căn bệnh viêm nướu răng mà còn khiến vi khuẩn kháng thuốc, bệnh âm ỉ kéo dài, gây khó khăn cho việc chữa trị sau này, nguy cơ cao để lại biến chứng cho trẻ.
  • Ngoài ra, trẻ có thể được chỉ định cho uống bổ sung vitamin C, vitamin PP để hỗ trợ tăng sức đề kháng chống lại tình trạng viêm nhiễm.
  • Tiến hành vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày bằng cách đánh răng hoặc dùng gạc quấn vào đầu ngón tay, sau đó nhúng vào nước đun sôi để nguội và chà răng, nướu cho bé.
vicare.vn-tai-sao-tre-em-hay-bi-viem-nuou-rang-body-3
Dạy trẻ cách chăm sóc răng miệng để không bị viêm nướu răng

Phòng tránh viêm nướu răng ở trẻ

Viêm nướu răng là một căn bệnh phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng bệnh được.

  • Khi trẻ chưa thể tự vệ sinh răng miệng được, bố mẹ nên chủ động chăm sóc răng và nướu cho trẻ đúng cách, đều đặn mỗi ngày. Các thao tác phải nhẹ nhàng để tránh không làm tổn thương niêm miệng mạc miệng, trẻ buồn nôn sẽ sợ không cho vệ sinh lần sau.
  • Khi trẻ trên 3 tuổi, phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn, buổi sáng và tối. Nên chọn loại bàn chải và kem đánh răng thích hợp cho trẻ để trẻ cảm thấy hứng thú với công việc này. Ngoài ra, bố mẹ có thể thực hiện cùng trẻ để bé có thêm động lực và người bạn đồng hành.
  • Chú ý về chế độ ăn uống: không cho trẻ ăn các thực phẩm cứng, tổn hại đến nướu. Hạn chế bánh kẹo có bị ngọt bởi chúng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Sau khi ăn phải súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng hoặc các biện pháp làm sạch phù hợp với độ tuổi. Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để tăng sức đề kháng.
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ, đều đặn để kiểm tra và kịp thời điều trị các bệnh lý nếu mắc phải. Nên cho trẻ lấy vôi răng ở bệnh viện chuyên khoa đảm bảo chất lượng.

Xem thêm:

  • Viêm nướu răng và u hạt thai nghén có liên quan đến nhau không?
  • Chữa viêm nướu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?