Tại sao trẻ 6 tháng không nên tập đứng?

Trẻ tháng tuổi đã bắt đầu vận động, phát triển biết nằm sấp, biết bò, biết giữ thăng bằng. Vì thế một số phụ huynh đã bắt đầu cho trẻ tập đứng, điều này là hoàn toàn sai lầm. Vậy tại sao trẻ 6 tháng tuổi không nên tập đứng?

Tại sao trẻ 6 tháng không nên tập đứng? Tại sao trẻ 6 tháng không nên tập đứng?

Trẻ tháng tuổi đã bắt đầu vận động, phát triển biết nằm sấp, biết bò, biết giữ thăng bằng. Vì thế một số phụ huynh đã bắt đầu cho trẻ tập đứng, điều này là hoàn toàn sai lầm. Vậy tại sao trẻ 6 tháng tuổi không nên tập đứng?

Đặc trưng của trẻ 6 tháng tuổi

Thể hình của trẻ

  • Bé trai, chiều dài 64 – 73,2cm; trung bình: 68,6cm.
  • Bé gái: Chiều dài 62,4 – 71,6cm; trung bình: 67cm.
  • Bé trai: Cân nặng 6,6 – 10,3kg; trung bình: 8,5kg
  • Bé gái: Cân nặng 6,2 – 9,5kg, trung bình: 7,8kg.
  • Bé trai vòng đầu: 41,5 – 46,7cm; trung bình: 44,1cm
  • Bé gái vòng đầu: 40,4 – 45,6cm; trung bình: 43cm.
  • Bé trai vòng ngực 39,7 – 48,1cm; trung bình: 43,9cm.
  • Bé gái vòng ngực là 38,9 – 46,9cm; trung bình: 42,9cm.
  • Thóp trước vẫn chưa khép lại.

Vận động thô

  • Trẻ có thể thực hiện động tác lật linh hoạt khi nằm. Nếu nằm sấp 2 chân trẻ đưa thẳng lên cao, có thể dùng hai tay, đầu gối chống thân người, tứ chi dễ duỗi thẳng, đẩy người về phía trước hoặc ra sau.
  • Áp dụng xuống đất để đỡ bò về trước hoặc sau. Khi trẻ lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập thân người.
  • Nếu mẹ kéo tay bé ngồi dậy, bé có thể giữ được thăng bằng, lưng, hông giữ thẳng. Ngồi trên ghế bé cầm, lắc một số đồ vật. Nếu ngã có thể tự ngồi dậy, tự ngồi 30 phút nhưng thân người gập về phía trước, dùng 2 tay chống đỡ.
  • Khi đỡ lưng để bé đứng dậy, bé có thể nhảy lên và xuống

Vận động tinh

  • Tay bé có thể làm động tác nầm nắm
  • Khi đặt đồ chơi nhỏ bên cạnh bé, bé vươn tay lấy đồ chơi, cầm gọn đồ chơi.
  • Khi bú, hai tay của trẻ cầm được bình sữa
  • Khi cầm đồ chơi trong tay, bé lắc lư cổ tay
  • Nếu bị quần áo che mặt, bé có thể tự dùng tay gạt quần áo ra.
vicare.vn-tai-sao-tre-6-thang-khong-nen-tap-dung-body-1

Khả năng thích ứng

Trẻ dễ dàng phát giác mối quan hệ Có thể phát giác ra mối quan hệ giữa hai tay mình và vật trong tay. Khi người lớn lấy vật trong tay bé và đặt lên giường (nơi bé có thể nhìn thấy) bé biết trườn người để đuổi theo và cầm đồ chơi trong tay. Nếu đồ chơi bị rơi xuống đất bé sẽ cúi đầu xuống tìm.

  • Nếu đặt trước mặt bé ba khối xếp hình, sau khi bé cầm lấy khối xếp hình thứ nhất, bé bắt đầu vươn tay muốn lấy khối xếp hình thứ hai, và chú ý đến khối xếp hình thứ ba.
  • Bé có thể vươn tay cầm lấy vật rất nhanh và kiên quyết khi nhìn thấy vật. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật.

Nhiều ông bố bà mẹ đã bắt đầu cho bé học ngồi ngay từ khi trẻ được 3 – 4 tháng, thậm chí là đứng tại chỗ mà không biết rằng, điều đó là không tốt và rất có hại cho sự phát triển ở trẻ nhỏ.

Khi còn ở trong bụng mẹ, không gian dành cho bé rất hạn chế, để có lợi cho quá trình sinh nở nên xương của trẻ lúc này còn rất mềm. Sau khi ra đời, xương của trẻ mới dần phát triển, trở nên dài ra và cứng cáp hơn. Quá trình này sẽ phát triển và hoàn thành khi chúng ta đến 22 hoặc 25 tuổi.

Không nên tập cho trẻ ngồi, đứng quá sớm

Như vậy, độ cứng và độ đàn hồi của xương ở trẻ sơ sinh rất yếu, dễ dàng bị biến dạng trong khi cơ bắp của trẻ còn chưa phát triển, không thể chịu đựng được sự di chuyển quá sớm và quá nhiều.

Việc cho trẻ học ngồi quá sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển xương cột sống gây biến dạng cột sống. Khi trẻ tới tuổi tập đi, bé có thể bị biến dạng bàn chân, bàn tay.

Nhiều ông bố bà mẹ khi thấy con mình có triệu chứng bị còi xương thì liền cho trẻ tập ngồi sớm để tắm nắng và tập đi bộ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, nếu trẻ bị còi xương thì nên bổ sung vitamin D cho trẻ trong thực đơn ăn uống hoặc cho trẻ ngồi trong xe đẩy đi dạo vào lúc sáng sớm. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn có thể cho trẻ ăn thêm dầu gan cá tuyết và canxi. Với trẻ bị còi xương, các chuyên gia khuyên là không nên ngồi hay đứng nhiều.

Sự phát triển ở trẻ đều là có quy luật, sau khi sinh được 3 tháng, trẻ có thể dùng hai tay để chống đẩy cơ thể lên, từ 4 – 6 tháng thì tập lẫy, 7 – 8 tháng thì tập bò. Bắt đầu từ 1 tuổi, trẻ mới tập ngồi và tập đi. Khi giúp trẻ tập luyện, người lớn cần nắm vững thời gian phát triển trên để tránh khiến trẻ bị tổn thương xương.

vicare.vn-tai-sao-tre-6-thang-khong-nen-tap-dung-body-2

Ở trẻ em, mặc dù ở độ tuổi bằng nhau nhưng do tác động của môi trường, hoàn cảnh sống và cấu tạo gen khác nhau nên sự phát triển của trẻ không giống nhau, có thể nhanh hoặc chậm hơn so với bạn bè cùng lứa. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình phát triển không giống bạn bè. Chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng ổn định cho trẻ và nắm vững quá trình phát triển để hỗ trợ bé tập luyện. Như vậy, trẻ sẽ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Xem thêm:

  • Bé 10 tháng tuổi biếng ăn mẹ phải làm gì?
  • Nấu cháo sai cách khiến con suy dinh dưỡng
  • Sữa dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng