Tại sao rau chùm ngây dùng rất tốt cho bệnh loãng xương, phòng tránh ung thư nhưng tuyệt đối không tốt cho bà bầu?

Rau chùm ngây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng chùm ngây trong bữa ăn không những tốt cho xương, phòng tránh ung thư mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, rau chùm ngây lại không tốt cho bà bầu.

Tại sao rau chùm ngây dùng rất tốt cho bệnh loãng xương, phòng tránh ung thư nhưng tuyệt đối không tốt cho bà bầu? Tại sao rau chùm ngây dùng rất tốt cho bệnh loãng xương, phòng tránh ung thư nhưng tuyệt đối không tốt cho bà bầu?

Rau chùm ngây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng chùm ngây trong bữa ăn không những tốt cho xương, phòng tránh ung thư mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, rau chùm ngây lại không tốt cho bà bầu.

1. Giới thiệu về rau chùm ngây

Chùm ngây là loài thảo dược có nguồn gốc từ Bắc Phi với tên khoa học là “Moringa oleifera”. Đây là loại cây có thân tròn, lá kén lông chim, khá giống với cây rau ngót. Các bộ phận của cây chùm ngây như: lá, hoa, hạt, quả, và rễ đều được tận dụng trong nhiều mặt của đời sống. Trong đó, lá của loại cây này còn được dùng làm thực phẩm cho con người, gọi là rau chùm ngây.

Rau chùm ngây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong 100 gram lá chùm ngây chứa 51.7 mg Vitamin C, tức cao gấp 7 lần so với cam, lượng Vitamin A nhiều gấp 4 lần so với cà rốt, lượng Kali cao gấp 3 lần so với chuối, lượng chất sắt nhiều gấp 3 lần so với cải bó xôi, ngoài ra lượng Canxi cung cấp gấp 4 lần sữa.

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, rau chùm ngây được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như làm gỏi rau, nấu canh, xay sinh tố,... Theo thống kê hiện nay có khoảng 80 nước trên thế giới trồng rau chùm ngây làm thực phẩm.

vicare.vn-tai-sao-rau-chum-ngay-dung-rat-tot-cho-benh-loang-xuong-phong-tranh-ung-thu-nhung-tuyet-doi-khong-tot-cho-ba-bau-body-1

2. Tác dụng của rau chùm ngây

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra các tác dụng của rau chùm ngây như sau:

2.1 Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Hàm lượng canxi và magie trong lá chùm ngây rất cao. Trong đó Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, còn Magie giúp cho quá trình hấp thu Canxi được diễn ra tốt hơn. Do đó, rau chùm ngây là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh loãng xương, người già và trẻ em.

2.2 Phòng tránh bệnh ung thư

Lá cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, trong đó có Vitamin C, Vitamin A, kẽm và các hoạt chất khác giúp trung hòa tác động tàn phá của các gốc tự do, một số chất có thể gây ung thư và gây tổn thương DNA trong tế bào. Loại lá này còn chứa niazimicin - một hợp chất ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó giúp cơ thể chúng ta phòng tránh bệnh ung thư.

2.3 Các tác dụng khác của rau chùm ngây

Bên cạnh những tác dụng to lớn trong phòng ngừa bệnh ung thư và ngăn chặn loãng xương, chùm ngây còn là nguồn rau xanh bổ dưỡng mà nếu được sử dụng thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe.

  • Giúp hạ đường huyết: Chất isothiocyanates trong lá cây chùm ngây có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu rất hiệu quả.
  • Làm chậm quá trình lão hóa da: Trong chùm ngây có chứa chất sitokinin – hormone góp phần làm tăng trưởng tế bào và làm chậm lại quá trình lão hóa. Nguồn Vitamin C dồi dào có trong lá cây chùm ngây cũng giúp trẻ hóa làn da, mang lại cho bạn làn da rạng ngời và tươi tắn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ giàu chất xơ và ít béo, rau chùm ngây giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa ở con người.
  • Tăng lượng sữa mẹ: Nghiên cứu ở Trung tâm y khoa PGH (công bố năm 2000) cho biết chiết xuất từ lá của cây chùm ngây có thể giúp tăng gấp đôi lượng sữa ở phụ nữ cho con bú.
  • Chữa táo bón: Lá cây chùm ngây có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan có tác dụng ngăn ngừa và chữa táo bón.

3. Những lưu ý khi sử dụng rau chùm ngây

vicare.vn-tai-sao-rau-chum-ngay-dung-rat-tot-cho-benh-loang-xuong-phong-tranh-ung-thu-nhung-tuyet-doi-khong-tot-cho-ba-bau-body-2

3.1 Rau chùm ngây không tốt cho bà bầu

Đối với phụ nữ có thai, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone progesterone có tác dụng bài tiết làm mềm tử cung, khiến tử cung không co bóp. Trong khi đó, alpha-sitosterol trong cây chùm ngây lại gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Do đó, phụ nữ đang ở giai đoạn đầu mang thai tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để thai nhi và mẹ được an toàn. Còn sau khi sinh thì người mẹ có thể dùng rau chùm ngây làm thực phẩm bình thường bởi lúc này ăn rau chùm ngây có tác dụng lợi sữa.

3.2 Nên sử dụng rau chùm ngây với liều lượng hợp lý

Để cân bằng dinh dưỡng, cơ thể cần được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm mà phải cân nhắc đến liều lượng sử dụng. Tương tự như vậy, nếu ăn rau chùm ngây với số lượng lớn trong một thời gian dài có thể mang lại hệ quả xấu cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng, cần phải tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe để cân nhắc sử dụng rau chùm ngây trong một giới hạn an toàn. Do trong rau có hàm lượng Canxi và Vitamin C cao, vậy nên nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận, viêm loét dạ dày... Đối với trẻ nhỏ, một tuần chỉ nên ăn 2-3 bữa rau chùm ngây, mỗi bữa từ 20 – 30gr là hợp lý.

3.3 Không nên ăn rau chùm ngây vào buổi tối

Rau chùm ngây có hàm lượng dinh dưỡng cao, vậy nên nếu ăn vào buổi tối có thể gây khó ngủ. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên ăn rau chùm ngây vào bữa sáng hoặc bữa trưa, vừa không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, vừa giúp cơ thể hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng mà rau chùm ngây mang lại.

Xem thêm:

  • Bác sĩ ơi: Bà bầu có nên ăn rau chùm ngây hay không?
  • Tại sao rau chùm ngây có tác dụng rất tốt đối với trẻ nhỏ?