Tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu được xem là một trong những việc vô cùng quan trọng, cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Không ít mẹ mang thai vẫn còn băn khoăn tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu? Tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Ý nghĩa của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Vắc xin uốn ván (Tetanus vaccine) còn được biết đến với tên gọi giải độc tố uốn ván. Đây là một loại vắc xin vô hoạt nhằm kháng lại trực khuẩn uốn ván nằm trong họ Bacillaceae, có tên khoa học là Clostridium tetani.

Đây là loại vi khuẩn khá phổ biến và dễ dàng xâm nhập qua da từ các vết thương hở, vết cắn, vết xước hoặc vết bỏng. Nó còn có thể xâm nhập theo con đường sinh dục gây uốn ván tử cung. Khi vào cơ thể thai phụ, nó sẽ tiết ra độc tố và nhanh chóng đi vào máu, tấn công hệ thần kinh. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, bà bầu mắc bệnh uốn ván sẽ gặp nguy hiểm, đối diện nguy cơ tử vong rất lớn.

Bên cạnh đó, bệnh uốn ván là căn bệnh cấp tính có mức độ nguy hiểm cao đối với trẻ sơ sinh. Quá trình truyền bệnh có thể xảy ra trong lúc đẻ, vi trùng uốn ván xuất hiện qua vị trí cắt, buộc dây rốn, băng gạc không vô trùng.

Đặc biệt, uốn ván rốn sơ sinh khiến hệ thần kinh trung ương của bé bị nhiễm độc từ trực khuẩn uốn ván. Khi mắc phải uốn ván, trẻ có biểu hiện co giật dẫn đến co cứng toàn thân, dễ ngừng thở và ngừng tim nếu không cấp cứu ngay.

Khi nằm trong bụng mẹ, nếu mẹ tiêm vắc xin ngừa uốn ván thì sau một thời gian kháng thể chống lại clostridium tetani sẽ được truyền sang thai nhi. Trong trường hợp có trực khuẩn uốn ván tấn công, cả mẹ và bé đều được bảo vệ. Vì vậy, chủng ngừa uốn ván ở phụ nữ mang thai không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Ngược lại, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một biện pháp phòng tránh vô cùng hiệu quả, an toàn, hạn chế hiện tượng tử vong ở trẻ do uốn ván rốn sơ sinh gây ra, bảo vệ bé những tháng đầu sau khi sinh.

vicare.vn-tai-sao-phai-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-body-1
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào thời điểm nào thích hợp nhất?

Khi nào bà bầu nên tiêm phòng uốn ván?

Theo khuyến cáo của chuyên gia, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần phải tiêm tổng cộng 5 mũi vắc xin uốn ván để đảm bảo ngăn ngừa trước các nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó, bà bầu cần phải nắm rõ lịch chích ngừa uốn ván để không quên hoặc sót mũi tiêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của mẹ và em bé.

Bà bầu mang thai lần đầu

Cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván:

  • Mũi 1 tiêm lúc thai đủ 24 tuần (vào 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm thích hợp nhất)
  • Mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng và cần hoàn thành việc tiêm ngừa trước khi sinh tối thiểu 15 ngày.

Trường hợp bà bầu mang thai lần 2

Khoảng cách thời gian mang thai giữa 2 lần dưới 5 năm, đã tiêm đủ 2 liều chủng ngừa uốn ván ở lần trước thì chỉ cần tiêm 1 mũi khi mang thai được 24 tuần.

Còn đối với thai phụ mang thai giữa 2 lần trên 5 năm và chưa tiêm đủ 2 liều thì nên tiến hành tiêm đủ 2 mũi như lần mang thai đầu tiên.

  • Nếu mẹ bầu trước đó đã được tiêm chủng (nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18- 35) thì chỉ cần tiêm 1 mũi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.
  • Đối với thai phụ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván tính từ thời điểm đang mang thai trở về trước thì không cần tiêm bổ sung vì 5 mũi này có khả năng bảo vệ đạt tỷ lệ 95% và suốt đời.

Một kinh nghiệm cho bà bầu nhằm đảm bảo việc tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ là nên tìm hiểu những địa điểm có nguồn vắc xin ổn định, dồi dào, cho phép đặt giữ vắc xin, ... Ngoài ra, chị em có thể áp dụng các gói tiêm chủng cho bà bầu với nhiều dịch vụ hỗ trợ rất tiện lợi.

vicare.vn-tai-sao-phai-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-body-2
Một thai kỳ khỏe mạnh không thể thiếu việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý gì không?

  • Nhằm đảm bảo cho việc tiêm phòng phát huy hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của mẹ và thai nhi, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm máu. Do vậy, khi đi tiêm phòng lần đầu, mẹ cần nhịn ăn và chỉ được uống nước lọc cách thời gian xét nghiệm 12 tiếng. Việc xét nghiệm này chỉ cần thực hiện một lần ở mũi tiêm đầu tiên.
  • Mẹ nên ngủ sớm và ăn vừa đủ trước khi chích ngừa để giảm các triệu chứng khó chịu. Sau khi tiêm ngừa, bà bầu nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút đến 1 tiếng để theo dõi xem cơ thể có phản ứng gì khác lạ.
  • Trong quá trình mang thai, nếu gặp các hiện tượng và triệu chứng bất thường, mẹ bầu phải báo ngay với bác sĩ để tư vấn có nên tiêm phòng vắc xin uốn ván hay không. Đặc biệt, tiêm phòng uốn ván cần phải tuân theo quy định của y khoa, các mẹ không được tự ý tiêm thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tiêm phòng uốn ván sẽ được chích vào bắp tay. Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu sẽ cảm thấy đau đầu, sốt, chóng mặt, sưng, đau, buốt tại chỗ tiêm, đôi khi gây dị ứng không nghiêm trọng ở khu vực tiêm. Nhưng các mẹ không nên quá lo lắng bởi đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và chúng sẽ tự mất sau một khoảng thời gian (do kháng thể được đưa vào sẽ sinh ra một số phản ứng từ hệ miễn dịch của cơ thể trong quá trình tiếp nhận).
  • Để giảm cảm giác khó chịu, mẹ bầu có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh tại vị trí tiêm. Một số mẹ có thể bị sốt trong khoảng 3 -4 ngày mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể áp dụng một số cách để hạ sốt như: mặc quần áo thoải mái, dùng khăn ấm chườm vào nách, bẹn, nếp gấp tay chân để hạ nhiệt; ăn đủ chất để bù đắp sự hao hụt năng lượng (nên ăn nhiều hoa quả mát, rau xanh, các loại thức ăn dễ tiêu); không được tự tiện uống thuốc hạ sốt; bù nước cho cơ thể và đến bác sĩ khi tình trạng sốt cao và kéo dài.
  • Khi đi tiêm ngừa uốn ván, mẹ bầu nên mang theo sổ chích ngừa từ trước đến nay để bác sĩ tiện theo dõi. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chích ngừa uốn ván cho bà bầu khi bản thân bị bệnh khớp, cúm, thận, mang đa thai hay có nguy cơ sinh non, ... Trong trường hợp mẹ bầu bị chó mèo cắn phải tiêm phòng dại thì tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm mà bác sĩ quyết định có nên tiêm hay không.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

  • Việc thực hiện tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai sẽ được tiến hành tại các cơ sở y tế, bệnh viện và trung tâm tiêm chủng. Dựa trên loại vắc xin (vắc xin đơn giá chỉ phòng 1 bệnh duy nhất hay vắc xin kết hợp có chứa dược tính uốn ván), xuất xứ và giá dịch vụ mà chi phí giữa các địa điểm tiêm phòng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.
  • Mức giá trung bình cho mỗi mũi tiêm ngừa uốn ván đơn giá dành cho bà bầu thường dao động từ 30 ngàn đến hơn 100 ngàn đồng. Thủ tục trước khi tiêm phòng khá đơn giản, bác sĩ sẽ khám và xét nghiệm máu nhằm đảm bảo mẹ bầu đủ điều kiện chủng ngừa.
  • Để không tốn thời gian chờ đợi dễ gây mệt mỏi, bà bầu nên tìm hiểu thông tin và đặt lịch chủng ngừa trước qua website và tổng đài. Bạn cũng nên tham khảo trước với bác sĩ về việc quyết định thời gian chích ngừa, những thắc mắc để hạn chế rủi ro, nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

Xem thêm:

  • Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
  • Những thắc mắc thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu