Tại sao phải tiêm 2 liều vắc xin sởi?
Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Trong thời gian gần đây, các bà mẹ chỉ cho con đi tiêm mũi 1 mà không tiêm mũi thứ 2 có xu hướng gia tăng, dẫn tới tình trạng trẻ đã được tiêm phòng 1 mũi nhưng vẫn bị mắc bệnh sởi. Vậy tại sao cần phải tiêm đủ 2 liều vắc xin sởi?
Tại sao phải tiêm 2 liều vắc xin sởi?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp và có tính lây lan rất mạnh.Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Việc tiêm vắc xin sẽ tạo được miễn dịch chủ động cho trẻ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các bà mẹ chỉ cho con đi tiêm mũi 1 mà không tiêm mũi thứ 2 có xu hướng gia tăng, dẫn tới tình trạng trẻ đã được tiêm phòng 1 mũi nhưng vẫn bị mắc bệnh sởi. Vậy tại sao cần phải tiêm đủ 2 liều vắc xin sởi?
Lịch tiêm phòng vắc xin sởi
Đối với tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ y tế, lịch tiêm vắc xin sởi như sau:
- Trong tiêm chủng mở rộng: Trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc xin sởi. Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
Vì lý do nào đó trẻ hoãn tiêm do bị bệnh trong ngày tiêm chủng hoặc cha mẹ quên không đưa trẻ đến tiêm ngừa đúng lịch, thì nên đưa trẻ đến điểm tiêm chủng sớm nhất để được tư vấn và tiếp tục tiêm đầy đủ cho trẻ.
Tại sao phải tiêm 2 liều vắc xin sởi?
Mỗi loại vắc xin đưa vào sử dụng đều đã được nghiên cứu về tính an toàn, hiệu lực, hiệu quả, liều lượng, đường tiêm, lịch tiêm chủng theo những quy định của Tổ chức y tế thế giới, Bộ y tế. Tại sao phải tiêm 2 liều vắc xin sởi?
Để có thể phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần tuân thủ đúng hướng dẫn. Trong trường hợp trẻ không được tiêm đủ liều, không đúng lịch, trẻ vẫn có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Tại sao phải tiêm 2 liều vắc xin sởi?
Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chúng ta chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng. Dịch sởi thường có tính chu kỳ từ 3-5 năm. Tất cả những đối tượng chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có thể mắc bệnh.
Sởi là một bệnh lành tính nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh. Do đó nếu trẻ bị sởi rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo khác như viêm phổi, tiêu chảy..., và có nguy cơ diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, tức là chỉ tiêm mũi thứ nhất thì chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin. Vì vậy nếu không được tiêm tiếp tục mũi thứ 2 thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh sởi.
Tiêm vắc xin sởi mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
Cần chú ý rằng tiêm mũi thứ hai không nhằm mục đích làm tăng hiệu giá kháng thể đối với những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch.
Những đối tượng không nên tiêm phòng vắc xin sởi
- Những đối tượng có phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc xin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của vắc xin.
- Với phụ nữ có thai không nên tiêm phòng vắc xin sởi, mặc dù không có bằng chứng về tăng tỉ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra trong số phụ nữ được tiêm phòng trong thời kỳ mang thai. Cần tránh có thai ít nhất 1 tháng sau tiêm vắc xin.
- Không tiêm vắc xin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch, đối tượng đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.
- Có thể cân nhắc tiêm vắc xin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
Những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin sởi
Vắc xin sởi được đánh giá là khá an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường có thể gặp như: Sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, đau tại chỗ tiêm...Hầu hết những tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng vài ngày mà không cần điều trị gì.Sốt là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể sau tiêm chủng, trẻ có thể không sốt, hoặc có trẻ sốt nhẹ hoặc cũng có trường hợp trẻ sốt cao. Với những trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt, lau mát và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số rất ít trường hợp có thể gặp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi. Do vậy để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Khi về nhà phụ huynh vẫn cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng ít nhất 24 giờ để kịp thời phát hiện những phản ứng sau tiêm chủng xảy ra muộn để kịp thời xử trí.
Như vậy qua bài viết trên các bạn đã thấy, việc tiêm phòng vắc xin sởi là vô cùng cần thiết để gây miễn dịch chủ động bảo vệ cơ thể bạn. Tuy nhiên không có vắc xin nào có miễn dịch 100%. Để nâng cao hiệu quả miễn dịch của vắc xin, các bạn cần chú ý tiêm đủ liều và đúng thời gian theo quy định.
Xem thêm:
- 18 câu hỏi giải đáp mọi thắc mắc về tiêm vắc xin sởi
- Tại sao phải tiêm 2 liều vắc xin sởi cho trẻ