Tại sao nước miếng, nước bọt có mùi hôi?

Nước bọt là dịch tiết tiêu hóa được tiết liên tục trong khoang miệng. Vì vậy nếu nước bọt có mùi hôi sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và thấy tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vậy tại sao nước bọt có mùi hôi? Có phương pháp nào khắc phục tình trạng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tại sao nước miếng, nước bọt có mùi hôi? Tại sao nước miếng, nước bọt có mùi hôi?

Nước bọt là dịch tiết tiêu hóa được tiết liên tục trong khoang miệng. Vì vậy nếu nước bọt có mùi hôi sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và thấy tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vậy tại sao nước bọt có mùi hôi? Có phương pháp nào khắc phục tình trạng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nước bọt là gì?

Nước miếng hay còn gọi là nước dãi và nước bọt, là một dạng chất tiết có dạng nhờn trong hay có bọt được tiết ra từ các tuyến nước bọt vào miệng với nhiều công dụng khác nhau. Trong đó công dụng chính là giúp cho việc nhai và tiêu hóa một phần thức ăn trước khi nuốt, đồng thời điều hòa độ acid trong miệng giữ cho răng bớt sâu mòn.

Mỗi ngày, một người bình thường có thể tiết 1.5L nước miếng. Trong nước bọt có nhiều thành phần, mỗi thành phần lại đóng một vai trò khác nhau.

Trong nước miếng, thành phần hữu cơ chiếm từ 3-3.4g/l, gồm ba chất chính đó là: glucid, lipid, protid, cụ thể như sau:

  • Protid chiếm nhiều nhất với khoảng 1-3g/l nước bọt. Tuyến nước bọt ở mang tai là giàu protid nhất. Trong đó, protid bao gồm các chất sau:
  • Glycoprotein: Là thành phần chính của dịch nhờn. Trong dịch nhờn còn có thêm các chất như: mucopolysaccharide. Dịch nhờn có tác dụng trong việc nhai thức ăn, làm trơn miệng, làm thức ăn dễ trượt qua cổ họng, nhờ đó chúng ta dễ dàng nuốt thức ăn hơn.
  • Globulin: Là một loại miễn dịch chủ yếu chứa IgA, có tác dụng chính là kháng trùng.
  • Trong nước bọt còn chứa rất nhiều các loại enzyme khác nhau như: alpha amylase, đây là enzyme giúp tiêu hóa tinh bột, enzyme lingual lipase: được tiết ra khi đẩy thức ăn đi vào dạ dày, emzyme lysozyme có nhiệm vụ chính đó là tiêu diệt vi khuẩn.
  • Protein giàu prolin, với thành phần chính là PGP acid, PGP base, PGP glycosyl hóa.
  • Lypid( chiếm khoảng 20-30mg/l): do các tế bào trong tuyến nước bọt tiết ra. Lipid có vai trò rất quan trọng trong việc khoáng hóa mảng bám răng, hấp thụ các vi khuẩn sâu răng, từ đó tham gia vào quá trình bảo vệ khoang miệng khỏi sự tác động của các vi trùng, vi khuẩn.
  • Glucid chiếm khoảng 5-10mg/l.

Ngoài các thành phần hữu cơ, trong nước bọt còn có các thành phần vô cơ như: Natri, Kali, Canxi, Magie, Clo, HCO3, PO4...

HoiBenh.vn-tai-sao-nuoc-mieng-nuoc-bot-co-mui-hoi-body-2
Trong nước bọt có nhiều thành phần, mỗi thành phần lại đóng một vai trò khác nhau

Tại sao nước bọt có mùi hôi?

Trước hết, có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho nước bọt hay nước miếng có mùi hôi. Tình trạng nước bọt có mùi hôi dễ nhận biết nhất là khi chúng ta thấy khô miệng hoặc khi tiết nhiều nước bọt lúc ngủ, có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

Đầu tiên, trong nước bọt của con người sẵn có cá chất có thể gây nên mùi hôi đó là:

  • Acid phosphatases A&B
  • N-acetylmuramyl-L-alannine amidase
  • NAD(P)H dehydrogenase-quinone
  • Lactoperoxidase
  • Superoxide dismutase
  • Glutathione transferase
  • Aldehyde dehydrogenase – loại 3
  • Gluco-6-phosphate isomerase
  • Kallirein mô.

Nguyên nhân tiếp theo có thể đến từ việc bạn đang gặp phải các vấn đề về bệnh trong vòm miệng như: họng, lưỡi như màn hầu bị viêm, viêm amidan, viêm niêm mạc miệng...

Tuyến nước bọt tiết ít nước bọt hơn bình thường do tình trạng viêm hoặc thiếu nước, làm không rửa trôi được hết các thức ăn gây hôi miệng cũng như nước miếng bị hôi.

Viêm nha chu, khiến nướu bị chảy máu, trong lúc đánh răng bạn có thể thấy một chút máu dính trên bàn chải. Thông thường với những ai có cao răng, lâu ngày sẽ gây nên hôi miệng và viêm nha chu.

Hôi miệng do ăn nhiều thức ăn có mùi như: cá, hành, tỏi, nước mắm, thuốc lá... Đây là những loại thức ăn lưu lại mùi rất lâu làm cho khoang miệng của bạn có mùi khó chịu.

Ngoài ra, sau khi ăn, bạn vệ sinh răng miệng không kỹ làm cho thức ăn còn sót lại trên răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng phân hủy thức ăn gây nên mùi hôi khó chịu.

HoiBenh.vn-tai-sao-nuoc-mieng-nuoc-bot-co-mui-hoi-body-3
Hôi miệng do ăn nhiều thức ăn có mùi

Điều trị bệnh nước bọt có mùi hôi

Muốn điều trị được dứt điểm nước bọt có mùi hôi thì bạn phải tìm ra được nguyên nhân dẫn đến mùi hôi này là do đâu. Nếu các nguyên nhân đến từ khách quan, là do bên trong cơ thể, thì tốt nhất đó là bạn hãy đi khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp nhất.

Để phòng được việc hơi thở hay nước miếng có mùi hôi, hãy giữ cho khoang miệng sạch sẽ, khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Thực hiện lấy cao răng đúng hạn để tránh trường hợp bị viêm nha chu. Cao răng khi hình thành sẽ làm cho nướu không bám được vào chân răng, gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Máu thường hay đọng ở vị trí ngay dưới nướu và có mùi tanh. Chính điều này đã khiến cho khoang miệng cũng như nước miếng có mùi hôi.

Về phía bản thân, hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt, vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ 1 ngày, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu đang gặp phải tình trạng hôi miệng rồi thì bạn có thể sử dụng thêm các dung dịch vệ sinh răng miệng như nước muối loãng hoặc nước súc miệng. Thực hiện đánh răng đúng cách để bảo vệ được lợi cũng như làm sạch được khoang miệng.

Uống đủ nước, duy trì uống 1.5-2.5l nước một ngày để tuyến nước bọt có thể tiết đủ nước bọt, tránh tình trạng khô miệng. Kết hợp sử dụng thêm một số thực phẩm khử mùi như: Trà xanh, vỏ cam, chanh, singum... để làm cho hơi thở thơm mát hơn và tiêu diệt được vi khuẩn gây mùi.

HoiBenh.vn-tai-sao-nuoc-mieng-nuoc-bot-co-mui-hoi-body-3
Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ 1 ngày

Một số mẹo trị nước miếng hôi tại nhà

  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tính diệt khuẩn cao nên có khả năng diệt các vi khuẩn gây mùi một cách khá hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mật ong bằng cách, pha loãng mật ong với chanh hoặc quế vào nước ấm, sau đó dùng để súc miệng hàng ngày. Không những súc miệng mà bạn còn có thể uống dung dịch trên. Uống mật ong pha với chanh còn có tác dụng tốt với cơ thể, giảm cân, phòng tránh được các bệnh do virus gây ra.
  • Sử dụng nước muối: Muối được biết đến từ lâu với các công dụng sát khuẩn, đánh bay các mảng bám trên răng, diệt khuẩn ở lợi và các kẽ răng, làm chắc răng lợi, chữa các bệnh về viêm nướu... Bạn có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần/ ngày để loại bỏ các vi khuẩn gây mùi, từ đó cũng loại bỏ được tình trạng nước miếng bị hôi.
  • Sử dụng trà xanh: Trà xanh là một loại thực phẩm có tính kháng khuẩn cao. Uống 1-2 cốc trà xanh mỗi ngày hoặc nhai lá trà xanh phơi khô có thể cải thiện rõ rệt tình trạng nước miếng bị hôi. Không những vậy, trà xanh còn có nhiều chất chống oxy hóa, sử dụng hàng ngày cũng rất tốt cho cơ thể, giúp trẻ hóa làn da, tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Ăn nhiều rau xanh: Các loại rau xanh được nghiên cứu là có các thành phần chống hôi miệng, rất tốt cho những ai mắc chứng hơi thở có mùi như: cây thì là, cần tây, trà đinh hương, húng quế, cỏ xạ hương... Bạn có thể sử dụng các loại rau này kèm vào các bữa ăn hàng ngày, vừa tăng gia vị cho món ăn vừa giúp cải thiện tình trạng nước miếng bị hôi.

Trên đây là các thông tin cung cấp giúp bạn trả lời câu hỏi tại sao nước miếng có mùi hôi? Cùng với đó là các kiến thức liên quan giúp bạn điều trị một cách đơn giản tại nhà, bạn cũng đừng quên đi khám bác sĩ nha khoa định kỳ để có sự hướng dẫn cụ thể nhất từ các bác sĩ. Từ đó có một hàm răng chắc khỏe, cũng như một hơi thở thơm mát, sạch sẽ, giúp cho bạn thêm tự tin vào cuộc sống hơn.

Xem thêm:

  • Phải làm thế nào để loại bỏ hôi miệng?
  • Tránh tình trạng xấu hổ vì chứng hôi miệng hãy đọc ngay bài này
  • Miệng hôi, dễ chảy máu chân răng là bệnh gì?