Tại sao nói đến bệnh sùi mào gà lại liên quan đến quan hệ tình dục?
Bệnh sùi mào gà là bệnh gì? Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, do loại virus HPV gây ra. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn, đó là lý do vì sao nói đến bệnh sùi mào gà lại liên quan đến quan hệ tình dục.
Tại sao nói đến bệnh sùi mào gà lại liên quan đến quan hệ tình dục?
Bệnh sùi mào gà là bệnh gì? Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, do loại virus HPV gây ra. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn, đó là lý do vì sao nói đến bệnh sùi mào gà lại liên quan đến quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà còn có các tên gọi khác là bệnh mồng gà và mụn cóc sinh dục. Đây là bệnh xã hội nguy hiểm thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, do loại virus HPV gây ra. Có từ 20 đến 30 loại virus có thể gây nên căn bệnh này, tùy theo từng loại virus HPV gây bệnh mà nốt sùi sẽ xuất hiện ở các vị trí khác nhau với những đặc điểm riêng biệt.
Ở cả nam và nữ, bệnh sùi mào gà thường ủ bệnh từ 3 đến 8 tuần và đều có thể xuất hiện ở các vị trí môi, miệng, họng, lưỡi, ngón tay và ngón chân ở cả 2 giới khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng.
Ban đầu, các nốt sùi thường mọc đơn lẻ, có màu sắc giống với màu da, màu hồng, nâu, có kích thước ban đầu từ 1 đến 2mm sau đó phát triển thành những cụm lớn. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chính xác bệnh ở cả nam và nữ thông qua những biểu hiện cực kỳ đặc trưng ở 2 giới như sau:
Tại sao nói đến bệnh sùi mào gà lại liên quan đến quan hệ tình dục?
Sau khi tìm hiểu bệnh sùi mào gà là bệnh gì thì rất nhiều băn khoăn lại tiếp tục được đưa ra liên quan đến vấn đề “Tại sao nói đến bệnh sùi mào gà lại liên quan đến quan hệ tình dục?” Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng phân tích những nguyên nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà, các nguyên nhân bao gồm:
Lây truyền từ mẹ sang con
Trong cơ thể người mẹ, virus HPV tồn tại trong niêm dịch trong miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus HPV từ cơ thể của mẹ lây truyền sang cơ thể của em bé khi em bé vô tình tiếp xúc với máu, dịch của mẹ trong quá trình sinh đẻ, mang thai,...
Tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh
Virus HPV tồn tại trong các dịch chảy ra từ các nốt sùi mào gà nên các tiếp xúc thân mật như ôm, hôn rất dễ bị lây bệnh. Hơn thế nữa, ngay cả khi việc dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh như dao cạo, bàn chải đánh răng, đồ lót thì bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh sùi mào gà. Do đó, khi nhắc đến bệnh sùi mào gà thì không thể không nhắc tới quan hệ tình dục không an toàn. Khi quan hệ tình dục với người bị bệnh theo cách thông thường, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc thông qua hậu môn,.. mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su thì nguy cơ mắc bệnh có thể lên đến 99,9%. Nhiều người cho rằng, quan hệ tình dục bằng miệng không thể làm lây truyền bệnh sùi mào gà, tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn không chính xác. Bởi vì, như chúng ta đã biết, virus HPV có thể tồn tại ở trong máu, dịch, nước bọt,.. Do vậy, nếu người bị bệnh và người không bị bệnh dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục của đối phương thì đều có thể gây lây truyền bệnh.
Làm sao để quan hệ tình dục mà không làm lây truyền bệnh sùi mào gà?
Để quan hệ tình dục mà không làm lây truyền bệnh sùi mào gà, chúng ta cần:
- Không quan hệ với nhiều người, nên chung thủy một vợ một chồng. Vì nếu quan hệ với nhiều người, trong khi không biết về tình trạng sức khỏe của đối phương thì nguy cơ mắc bệnh luôn tiềm ẩn và không thể lường trước được.
- Nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân để biết trước được các bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục, từ đó có biện pháp can thiệp sớm.
- Khi quan hệ nên sử dụng bao cao su. Đây không phải là biện pháp an toàn tuyệt đối, bạn vẫn có thể mắc bệnh ngay cả khi dùng biện pháp bảo vệ. Nhưng bạn vẫn nên sử dụng để giảm nguy cơ bị lây nhiễm HPV ở mức tối đa.
- Tiêm phòng virus HPV.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để sớm phát hiện ra bệnh.
Điều trị bệnh sùi mào gà
Hiện nay, chưa có một phương pháp y khoa nào giúp điều trị triệt để căn bệnh này. Các phương pháp mới chỉ thực hiện được việc kiểm soát triệu chứng và làm ức chế các nốt sùi mào gà:
- Các nốt sùi mào gà nhỏ sẽ được điều trị bằng các loại thuốc bôi như fluorouracil, imiquimod, thiotepa nhằm ức chế virus, làm rụng nụ sùi.
- Với các nốt sùi to và tiến triển tiêu cực, các phương pháp can thiệp sâu hơn sẽ được sử dụng bao gồm: đốt laser, đốt điện, áp lạnh
Xem thêm:
- Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
- Quan hệ với người bệnh sùi mào gà có lây không?