Tại sao người ta lại đánh rắm? Lợi ích của việc “xì hơi” là gì?

Đánh rắm có lẽ là một hành động khá xấu hổ nhưng trong chúng ta, không một ai lại có thể tránh khỏi hiện tượng này. Ở bài viết này, mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng bình thường nhưng cực kỳ thú vị này nhé.

Tại sao người ta lại đánh rắm? Lợi ích của việc “xì hơi” là gì? Tại sao người ta lại đánh rắm? Lợi ích của việc “xì hơi” là gì?

Đánh rắm có lẽ là một hành động khá xấu hổ nhưng trong chúng ta, không một ai lại có thể tránh khỏi hiện tượng này. Ở bài viết này, mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng bình thường nhưng cực kỳ thú vị này nhé.

1. Đánh rắm là gì? Những nguyên nhân khiến con người xì hơi

vicare.vn-tai-sao-nguoi-ta-lai-danh-ram-loi-ich-cua-viec-xi-hoi-la-gi-body-1

Theo giáo sư Lisa Ganjhu – New York cho biết, mỗi ngày, con người có thể xì hơi khoảng 10 đến 20 lần. Vậy thì đây là hiện tượng gì và liệu có mang lại nguy hiểm gì cho bạn?

Xì hơi (hay với cách gọi bình dân hơn là “đánh rắm”) thực chất là kết quả của việc đường ruột bài tiết chất khí thông qua đường hậu môn. Đây là hiện tượng rất bình thường và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Việc đánh rắm nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mùi khí thải cũng như số lượng khí thải của mỗi người. Vậy thì khí thải này từ đâu mà có?

Có 3 nguyên nhân chính tạo ra chất khí trong cơ thể:

  • Chất khí đến từ việc ăn uống: khi ăn cơm hay uống nước, không khí lẫn bên trong thực phẩm đồ uống... sẽ theo đó đi vào dạ dày và đường ruột.
  • Chất khí do vi khuẩn phân giải: Một vài vi khuẩn trong đường ruột khi phân giải thức ăn cũng sẽ tạo ra nhiều loại chất khí. Ví dụ, vi khuẩn phân giải chất dịch đại tràng sẽ tạo thành khí Amoni.
  • Chất khí do phản ứng hóa học: đôi khi, các chất hóa học có trong đường ruột sẽ tác dụng với nhau và tạo ra các sản phẩm khí. Ví dụ, sự tương tác giữa bicarbonate và acid trong dạ dày cũng sẽ sản sinh ra khí CO2...

Hầu hết các nguồn khí thải đường ruột được tạo ra từ 3 con đường trên sẽ bị đưa xuống phía dưới và thoát qua đường hậu môn. Lượng chất khí tích tụ càng nhiều, việc bài tiết lại càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Nếu như khí thoát ra theo phương thức cưỡng bức, việc đánh rắm của bạn sẽ phát ra tiếng kêu.

Một điều thú vị là không phải lúc nào xì hơi cũng tạo ra mùi hôi. Có đến 99% các chất khí đào thải ra ngoài không phải là các khí có mùi, chủ yếu là khí CO2, khí O2, khí CH4, khí H2 hay N2...

Tuy nhiên, ở một số đối tượng, nếu như ăn các thực phẩm chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, hầu hết sẽ bị phân giải thành Sulfua và Thioalcohol, do đó mùi khí cực kỳ thối. Bên cạnh đó, đối tượng bị viêm đường ruột cũng có tần suất đánh rắm nhiều hơn vì vi khuẩn sẽ tác động trực tiếp lên chất dinh dưỡng trong cơ thể và làm nhiễu loạn nhu động ruột.

Nhìn chung, trừ một số ít trường hợp có liên quan đến các bệnh lý đường ruột, thì việc đánh rắm là hoạt động sinh lý vô cùng phổ thông và bình thường, không ai lại không có. Vì thế, đừng lo lắng.

2. Có nên nhịn đánh rắm không?

Tuy không có nhiều nguy cơ sức khỏe, nhưng điều làm cho đánh rắm trở nên rắc rối đối với chúng ta chính là sự xấu hổ bởi âm thanh và mùi không dễ chịu của nguồn khí thải ấy. Vậy thì liệu chúng ta có nên nhịn xì hơi không?

Theo bà Clare Collins – giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Newcastle, Anh – việc cố nén lại chất khí thải bên trong sẽ làm đảo lộn nhiều quá trình theo hướng tiêu cực. Bất lợi trước nhất có thể thấy là những nguồn hơi sẽ tích tụ ngày một lớn và chúng sẽ tìm đến nhiều con đường khác để thoát ra, lượng hơi lúc này cũng bốc mùi dữ dội hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, khi nhịn xì hơi, bạn cũng phải đối mặt với các cơn đau bụng do sự căng cứng vùng cơ này. Về lâu dài, hành động này sẽ tăng khả năng viêm túi thừa đại tràng và thậm chí cần phẫu thuật để điều trị dứt điểm nếu tình trạng nặng.

Có thể thấy, nhịn đánh rắm sẽ đem lại cho ta nhiều tác hại hơn hẳn lợi ích nhỏ nhoi về mặt sĩ diện. Để giữ “hình tượng” cũng như không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, giải pháp tốt nhất là bạn nên đi vào nhà vệ sinh để giải quyết.

3. Lợi ích không ngờ từ việc đánh rắm

vicare.vn-tai-sao-nguoi-ta-lai-danh-ram-loi-ich-cua-viec-xi-hoi-la-gi-body-2
Đánh rắm cũng giúp cải thiện sức khỏe

Người ta thường cho rằng việc đánh rắm là một hành động khiếm nhã và thiếu tế nhị, nhưng ít người biết hành động này cũng mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích bất ngờ.

Giảm tình trạng đầy bụng

Sau mỗi bữa ăn, nếu như ăn quá no, bụng của bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng khó tiêu và đầy hơi. Thủ phạm gây nên hiện tượng này chính là lượng chất khí dư thừa đi cùng với lượng thức ăn kia. Vì thế, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này chính là “thả bom”.

Đào thải các chất hóa học độc hại khỏi cơ thể

Khi hít thở, chúng ta sẽ không chỉ hít thở mỗi khí Oxy mà đôi khi sẽ có thêm khí Nitro và khí CO2. Đặc biệt, lượng khí này sẽ càng tăng cường nếu bạn uống nhiều các thức uống có gas. Việc xì hơi sẽ giúp bạn đào thải các khí thừa đó ra ngoài.

Dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Dựa trên tần suất đánh rắm mỗi ngày mà bạn cũng có thể phát hiện được bản thân mình có khỏe mạnh hay không. Ví dụ, nếu như mỗi ngày bạn xì hơi trên 30 lần và việc này diễn ra liên tục, có khả năng bạn đã bị bệnh liên quan đến đường ruột. Nếu như thấy đau rát mỗi lần xì hơi, đó là dấu hiệu của bệnh hậu môn...

Cải thiện sức khỏe

Từ một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Medicinal Chemistry Communications của Anh năm 2014 cho thấy, việc ngửi một lượng nhỏ hợp chất H2S có trong rắm của người sẽ ngăn chặn sự tổn thương trên ty thể. Điều này rất có lợi cho sức khỏe của bạn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ phần nào thay đổi suy nghĩ cực đoan về việc đánh rắm của cơ thể. Tuy nhiên, hãy giữ lịch sự và tế nhị mỗi khi muốn xì hơi để đảm bảo không ảnh hưởng đến người xung quanh.

Xem thêm:

  • Tuyệt chiêu giúp mẹ xì hơi nhanh sau khi sinh mổ nhờ... Coca
  • Phương thuốc giúp mẹ sinh mổ “xì hơi” sau sinh hiệu quả
  • Xì hơi nhiều khi mang thai, phải làm sao để khắc phục?