Tại sao người nhà mắc nhiễm khuẩn HP trẻ em dễ lây bệnh

Vi khuẩn Hp có khả năng lây lan tương đối nhanh, do vậy, những năm gần đây tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em cũng không ngừng gia tăng. Vậy tại sao trẻ em dễ mắc HP khi có người nhà mắc bệnh này.

Tại sao người nhà mắc nhiễm khuẩn HP trẻ em dễ lây bệnh Tại sao người nhà mắc nhiễm khuẩn HP trẻ em dễ lây bệnh

Thực trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em

Mức độ lây nhiễm vi khuẩn HP phụ thuộc vào điều kiện sống và sinh hoạt nên không giống nhau ở mỗi quốc gia, vùng miền. Việt Nam thuộc nước đang phát triển nên tỷ lệ mắc cũng cao hơn ở các nước phương Tây. Ở các nước phát triển tỷ lệ trẻ em lây nhiễm từ 20-50% và có xu hướng giảm dần. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em do lây nhiễm chiếm hơn 80% và không có xu hướng giảm.

Cụ thể, theo viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa khảo sát 258 gia đình với 696 nhân khẩu, thì mỗi gia đình có ít nhất một người khi đi thăm khám bị mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc bị nhiễm vi khuẩn HP. Trong đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra trong nhà có người nhiễm vi khuẩn HP thì có tới 87% thành viên trong gia đình có nguy cơ bị lây nhiễm. Riêng khả năng lây nhiễm cho trẻ dưới 8 tuổi lên tới 98%. Và lứa tuổi bắt đầu có khả năng lây nhiễm HP là từ 2-4 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường nhờ kháng thể tiết qua sữa mẹ nên chưa có nguy cơ bị lây nhiễm.

Tại sao người nhà mắc nhiễm khuẩn HP trẻ em dễ lây bệnh

HoiBenh.vn-tai-sao-nguoi-nha-mac-nhiem-khuan-hp-tre-em-de-lay-benh-body-2
Tại sao trẻ em dễ lây nhiễm HP

HP đi vào cơ thể con người thường qua 3 con đường: từ động vật sang người, từ người sang người và do môi trường ô nhiễm đặc biệt là do nguồn nước. Việt Nam là nước đang phát triển nên điều kiện sống chưa cao, khả năng tầm soát vi khuẩn HP còn nhiều hạn chế. Lây nhiễm vi khuẩn HP đơn giản có thể qua các dịch tiết ở miệng đặc biệt nguy cơ lây nhiễm do thói quen ăn uống chung mâm, đôi khi dùng chung cốc uống nước, chén đũa. Ở những gia đình thu nhập thấp đông nhân khẩu, nhà vệ sinh chưa hợp lý hoặc nguồn nước không sạch cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn HP không lây nhiễm sang mọi đối tượng vì còn phụ thuộc độc tính của chủng vi khuẩn HP, cơ địa, sức đề kháng người tiếp xúc nguồn lây bệnh.

Tại sao trẻ em dễ mắc HP hơn người lớn là do trẻ em sức đề kháng kém hơn và thường chưa ý thức phòng tránh để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh thì khả năng lây nhiễm cao do một số nguyên nhân như.

  • Thói quen bón mớm cho trẻ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HP ở trẻ
  • Người lớn nhiễm vi khuẩn HP hôn, mớm cơm, ăn chung thức ăn, bát đũa với trẻ thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ cũng cao hơn
  • Trước khi ăn không rửa tay hay ăn đồ ăn chưa được nấu chín, chưa được làm sạch.

Thời thơ ấu nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn HP là tương đối cao, tuy nhiên vi khuẩn HP có thể ẩn chứa trong cơ thể người nhiều năm, khi gặp điều kiện thuận lợi như miễn dịch người bệnh suy giảm, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi... bệnh có nguy cơ bùng phát gây viêm loét và biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng bệnh thường gặp do vi khuẩn HP ở trẻ em

Bạn đã biết tại sao trẻ em dễ mắc HP rồi chứ. Vậy để có ý thức phòng tránh bạn cần biết những biến chứng và mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP gây ra cho trẻ.

  • Vi khuẩn HP ở trẻ em gây ra các bệnh ở dạ dày – tá tràng như: Viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa...
  • Tình trạng thiếu sắt: vi khuẩn HP là giảm hấp thu sắt trong dạ dày
  • Bệnh liên quan tới miễn dịch, dị ứng hay ban xuất huyết khi nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày.

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP thường phải kết hợp 2 loại kháng sinh và điều trị trong thời gian dài nên tác hại có thể nhiều hơn lợi ích mang lại. Do vậy, bác sĩ thường sẽ phải cân nhắc mức độ nghiêm trọng của bệnh và sức khỏe của trẻ mà chỉ định điều trị tiêu diệt vi khuẩn hp hay dùng thuốc giảm triệu chứng. Nếu mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không nhiều, thì không cần thiết phải điều trị. Nghiên cứu phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP cho trẻ em đảm bảo an toàn vẫn là thách thức cho giới y khoa trên toàn thế giới.

HoiBenh.vn-tai-sao-nguoi-nha-mac-nhiem-khuan-hp-tre-em-de-lay-benh-body-3
Biến chứng bệnh thường gặp do vi khuẩn HP ở trẻ em

Triệu chứng nhận biết trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em ban đầu có thể không có triệu chứng gì đặc biệt cho tới khi gây viêm loét với biểu hiện chung là đau vùng bụng, đau về đêm hoặc khi dạ dày đói hoặc quá no, có thể kèm theo những dấu hiệu như

  • Ợ nóng, ợ chua, đầy bụng
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Ăn không ngon, không có cảm giác đói
  • Sút cân đột ngột
  • Xuất huyết dạ dày hoặc tá tràng biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Các dấu hiệu này cũng có thể nhầm lẫn với các vấn đề khác ở hệ tiêu hóa. Do vậy, khi xuất hiện bất thường nghi ngờ bệnh liên quan tới dạ dày cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật cần thiết như: xét nghiệm máu, lấy mẫu phân, kiểm tra hơi thở, nội soi nếu cần thiết để chẩn đoán chính xác trẻ có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em

Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ thì cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ có thói quen ăn uống và vệ sinh tốt, đặc biệt khi có người trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP thì vấn đề chăm sóc trẻ cũng cần đặc biệt lưu ý.

  • Nên cho trẻ ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn
  • Không hôn trẻ, không mớm đồ ăn cho trẻ, không nên trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ bằng đũa của người khác, không dùng chung chén, đĩa, cốc, bàn chải đánh răng...
  • Môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh nơi ô nhiễm, mất vệ sinh rất dễ lây nhiễm bệnh nhất là khi sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em hay người lớn nếu được phát hiện sớm, thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Do vậy, khi phát hiện những bất thường nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh cần được thăm khám càng sớm càng tốt để tăng hiệu quả điều trị và giảm tái phát.

Xem thêm:

  • Nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc và các giải pháp điều trị mới
  • Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp?
  • Điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi?