Tại sao ngáp ngủ chảy ra nước mắt?
Chúng ta ngáp ngủ mỗi ngày, vậy có ai đặt ra câu hỏi tại sao ngáp ngủ chảy ra nước mắt không? Hiện tượng ngáp nhiều có thể do nhiều nguyên nhân. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Tại sao ngáp ngủ chảy ra nước mắt?
Chúng ta ngáp ngủ mỗi ngày, vậy có ai đặt ra câu hỏi tại sao ngáp ngủ chảy ra nước mắt không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Tại sao ngáp nhiều?
Hiện tượng ngáp nhiều có thể do những nguyên nhân dưới đây:
- Do thiếu nước: Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ngáp phổ biến.
- Do thiếu oxy: Bởi trong môi trường kín mà có nhiều người thì khí cacbonic sẽ nhiều hơn khí oxy. Hiện tượng ngáp xuất hiện để anh hít thở oxy. Vì vậy, sau khoảng thời gian làm việc bạn nên đi ra ngoài thư giãn một chút hoặc có thể mở cửa sổ để khí oxy bên ngoài vào. Hoặc bạn cũng có thể lên các tầng cao để hít thở không khí trong lành hơn, tránh hít không khí ô nhiễm.
- Do bệnh lý dạ dày: Khi cơ hoành bị kích thích, tạo nên một áp suất trên phổi sẽ sinh ra phản ứng ngáp để giúp chúng ta hít thở sâu và cân bằng co thắt cơ hoành. Nếu bạn bị viêm dạ dày hoặc nuốt hơi quá nhiều vào trong dạ dày đều sẽ ảnh hưởng đến cơ hoành và tạo ra phản ứng ngáp ra tiếng.
Tại sao ngáp ngủ chảy ra nước mắt?
Tại sao khi ngáp chảy nước mắt? Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có một tuyến lệ, chỉ bằng hạt đậu thôi, hình tròn dẹt, có thể sản sinh ra nước mắt. Tuyến lệ có ống thoát nước chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc lúc nào cũng ướt. Nước mắt cũng có thể trào ra để rửa sạch bụi bẩn lọt vào mắt, đồng thời sát trùng, cho nên nó được coi là một “vệ sĩ”.
Thông thường, tuyến lệ chỉ tiết ra một ít nước mắt. Ban ngày lúc thức, trong vòng 16 giờ, tuyến lệ tiết ra khoảng 0,5- 0,6g nước mắt. Khi ngủ mắt nhắm lại, tuyến lệ coi như ngừng làm việc. Nếu thế, hai con mắt lúc nào cũng đầm đìa nước ư? Điều kỳ diệu của con người chính là ở chỗ đó, vừa có bộ phận sản xuất lại có bộ phận tiêu thụ. Ở góc trong mỗi con mắt (y học gọi là nội xế) đều có các lỗ nhỏ thu thập nước mắt, thông xuống mũi. Nước mắt đi xuống hoà cùng với nước mũi sẽ chảy ra ngoài. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng ngáp chảy nước mũi thường gặp ở nhiều người.
Khi người ta mệt mỏi hoặc lâu không thở không khí tươi mới, trong cơ thể tích đọng quá nhiều CO2, kích thích thần kinh phản xạ, nên mới ngáp. Cùng với động tác này, một khối khí lớn từ miệng trút ra, sinh áp lực trong miệng, ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt, do đó nước mắt từ tuyến lệ tràn vào mắt.
Thực ra, không chỉ có ngáp, mà những động tác làm co cơ mặt khác, ví dụ cười ngặt nghẽo, hắt hơi, ho, nôn... đều có thể làm chảy nước mắt. Ngoài ra, đôi khi bụi vào mắt, khói, ánh sáng chói, gió lạnh cũng có thể tạo ra tình huống tương tự. Cũng vì thế, khi chảy nước mắt bao giờ cũng kèm theo nước mũi chảy dài.
Cách chữa bệnh ngáp nhiều hiệu quả
- Thở bằng mũi: Thở bằng mũi là một trong những cách chữa bệnh ngáp nhiều nhanh nhất và cũng ít có khả năng bị ngáp kiểu dây chuyền (thấy người khác ngáp, mình ngáp theo). Đó là kết luận của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Evolutionary Psychology. Các nhà khoa học cũng cho rằng nhu cầu ngáp xảy ra khi bộ não trở nên quá nóng, và thở bằng mũi giúp làm mát não.
- Thư giãn: Lý do khiến bạn ngáp là bởi bạn không thể điều chỉnh bản thân với công việc hoặc môi trường xung quanh, hoặc bạn có cảm giác chán nản, mệt mỏi. Trong trường hợp này, hãy nghỉ ngơi, rời khỏi chỗ ngồi, tham gia vào các hoạt động giúp cải thiện tâm trạng.
- Hít thở sâu: Thiếu oxy có thể là một lý do chủ đạo gây ngáp. Trong tình huống này, bạn cần cung cấp cho cơ thể một lượng oxy mới bằng cách hít thở sâu để bơm thêm nhiều oxy vào cơ thể, tăng cường hoạt động của các cơ quan.
- Tránh nhìn chằm chằm vào người đang ngáp: Hầu hết chúng ta sẽ ngáp trong khi nhìn một người đang ngáp ngay trước mắt mình. Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý. Vì thế, tránh nhìn chằm chằm vào một ai đó đang ngáp, sẽ không bị ngáp theo.
- Kiểm tra thuốc: Một số loại thuốc được xem là thủ phạm gây ra những cơn ngáp. Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, một số loại thuốc giảm đau có thể làm bạn buồn ngủ và dẫn đến ngáp.
Xem thêm:
- Ngáp ngủ nhiều có phải là dấu hiệu bệnh lý?
- Ngáp xong cảm giác rất thoải mái là do não được "làm mát"?
- 9 cách dễ dàng để có một giấc ngủ ngon và sâu