Tại sao nên ngồi xổm khi đi vệ sinh?

Nhiều nước ở châu Á/ Đông Nam Á nói chung hầu hết đều sử dụng xí xổm trước khi xí bệt của các nước phương Tây vào những năm 1800s. Vậy tại sao nên ngồi xổm khi đi vệ sinh? Với chiều hướng phát triển về nội thất nhà vệ sinh ngày nay có nên sử dụng bồn ngồi bệt? Hãy cùng tham khảo một số thông tin qua bài viết sau.

Tại sao nên ngồi xổm khi đi vệ sinh? Tại sao nên ngồi xổm khi đi vệ sinh?

Nhiều nước ở châu Á/ Đông Nam Á nói chung hầu hết đều sử dụng xí xổm trước khi xí bệt của các nước phương Tây vào những năm 1800s. Vậy tại sao nên ngồi xổm khi đi vệ sinh? Với chiều hướng phát triển về nội thất nhà vệ sinh ngày nay có nên sử dụng bồn ngồi bệt? Hãy cùng tham khảo một số thông tin qua bài viết sau.

Tại sao nên ngồi xổm khi đi vệ sinh?

Thật thú vị, tư thế "đi nặng" bằng cách ngồi xổm lại được đánh giá cao hơn, nhiều người ưa thích hơn vì những lợi ích mà nó mang lại. Vậy tại sao nên ngồi xổm khi đi vệ sinh? Trong nghiên cứu của nhà khoa học người Israel Dov Sikirov, người ta thấy rằng việc "đi nặng" với tư thế ngồi xổm sẽ dễ dàng hơn nhiều so với ngồi như thông thường. Nghiên cứu này yêu cầu 28 người ngồi lên những bồn cầu có độ cao khác nhau (từ 32 - 42cm) và 1 container bằng nhựa, nơi họ được yêu cầu ngồi xổm.

Sau đó, nhu động ruột của họ được ghi ghép sau 6 lần với 6 tư thế khác nhau để so sánh. Kết quả cho thấy, thời gian trung bình để hoàn thành một chu kỳ nhu động ruột khi ngồi xí xổm là 51 giây, thấp hơn nhiều so với các loại xí bệt cao thấp khác nhau, từ 114 - 120 giây.

Các nghiên cứu tiếp theo cũng đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa việc ngồi xí bệt với một loạt các biến chứng (đau tim, thoát vị và ung thư ruột kết).

vicare-tai-sao-nen-ngoi-xom-khi-di-ve-sinh-body-1
Ngồi xổm là tư thế khá lý tưởng cho phụ nữ mang thai, vì nó giảm được áp lực lên tử cung khi đi vệ sinh

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh ngồi xổm là tư thế an toàn và thoải mái hơn để "đi nặng".

Trong nghiên cứu này, 6 tình nguyện viên được yêu cầu uống một loại chất lỏng tương phản để đối chiếu, sau đó được hướng dẫn cách "đi nặng" theo các tư thế khác nhau.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tư thế ngồi xổm cho phép dễ dàng mở rộng trực tràng - hậu môn, ít gây căng thẳng cho vùng bụng của người "đi nặng". Các vấn đề phiền toái như nứt hậu môn, trĩ, có thể là kết quả của sự căng thẳng quá mức.

Một nghiên cứu riêng ở Pakistan còn cho thấy ngồi xổm giúp giảm đáng kể các triệu chứng nứt hậu môn mãn tính so với tư thế ngồi thông thường. Tình trạng đau nhức và xuất huyết trực tràng đã giảm đáng kể khi bệnh nhân "đi nặng" bằng tư thế ngồi xổm.

Ngồi xổm là tư thế khá lý tưởng cho phụ nữ mang thai, vì nó giảm được áp lực lên tử cung khi đi vệ sinh. Tập squat cũng là động tác yêu thích của phụ nữ để phát triển vóc dáng cũng như tạo thuận lợi cho việc sinh con tự nhiên.

Hơn nữa, ngồi xổm cũng là tư thế "đi nặng" vệ sinh hơn vì bàn tọa không phải tiếp xúc với bất cứ bề mặt công cộng nào.

Xem thêm:

  • Ngồi xổm khi mang thai 3 tháng đầu có nên hay không?
  • Sau sinh phụ nữ tuyệt đối không được ngồi xổm?
  • Tư thế ngồi xổm của bà bầu, lợi hay hại?