Tại sao một số người đổ mồ hôi nhiều hơn người khác?
Mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt cơ thể của con người. Mặc dù vậy bạn sẽ nhận thấy có những người dễ đổ mồ hôi hơn người khác, thậm chí họ đổ rất nhiều mô hôi so với người bình thường.
Tại sao một số người đổ mồ hôi nhiều hơn người khác?
Mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt cơ thể của con người. Mặc dù vậy bạn sẽ nhận thấy có những người đổ mồ hôi nhiều hơn người khác. Để lý giải nguyên nhân và cách điều trị, mời bạn đọc bài viết dưới đây của HoiBenh
1. Nguyên nhân của việc tăng tiết mồ hôi ở một số người
Đầu tiên, giới tính của con người đóng vai trò quan trọng trong việc cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều hay ít mồ hôi. Nữ giới có nhiều tuyến mồ hôi hơn nhưng lại thường tiết ra ít hơn so với nam giới. Một vấn đề nữa không mới lạ chính là tập thể dục giúp cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, mặc dù đôi khi những người làm việc chân tay với cường độ cao sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn những người tập thể dục.
Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy, nhìn chung thì nam giới bắt đầu quá trình đổ mồ hôi nhanh hơn rất nhiều so với nữ giới, đặc biệt trong trường hợp đang tập thể dục thể thao hoặc làm việc với cường độ mạnh thì nam đổ mồ hôi nhanh gấp đôi nữ.
Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết hàm lượng thể dịch của phụ nữ thấp hơn đàn ông nên cơ thể họ dễ bị tổn thương hơn do việc mất nước, vì vậy nữ giới tiết mồ hôi ít hơn nhằm hạn chế tác hại của việc mất quá nhiều nước trong cơ thể. Trong khi đó nam giới tiết nhiều mồ hôi hơn có thể là nhằm mục đích giúp đảm bảo hiệu quả lao động cao hơn.
Bên cạnh đó, đồ uống hàng ngày của chúng ta cũng ảnh hưởng đến việc chúng ta tiết ra ít hay nhiều. Đặc biệt là cà phê và đồ uống có cồn, cà phê sẽ khiến bạn đổ mồ hôi ít hơn do chúng có tác dụng lợi tiểu. Trong khi đó, đồ uống có cồn như rượu sẽ khiến bạn đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường vì chúng là tăng nhịp tim, đồng thời khiến các mạch máu dưới da giãn nở tăng khả năng bài tiết mồ hôi.
Mặc dù vậy, nếu bạn không tập thể dục, không làm việc chân tay, không uống đồ có cồn mà vẫn bị đổ rất nhiều mồ hôi thì rất có thể bạn đã mắc bệnh hyperhidrosis (còn gọi là tăng tiết mồ hôi), chứng đổ mồi hôi quá nhiều của cơ thể ở tay, chân và mặt. Tình trạng này khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh như: cảm lạnh, mất nước và các bệnh viêm nhiễm da.
Những người bị hyperhidrosis được cho là có một số lượng quá nhiều tín hiệu thần kinh đi từ não đến các tuyến mồ hôi. Nguyên nhân của hội chứng này có thể do tác động của một số loại dược phẩm hoặc cơ địa của từng người, hiện tại có rất nhiều loại thuốc để chữa trị hội chứng này, thậm chí là phẫu thuật để chấm dứt hẳn tình trạng mồ hôi ra quá nhiều.
2. Cách điều trị chứng đổ nhiều mồ hôi
Bệnh đổ mồ hôi toàn thân sẽ không cần điều trị nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Ngược lại, khi xác định được rõ nguyên nhân, người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi chứng đổ mồ hôi nhiều khi trị khỏi bệnh lý nền trước đó.
Một số biện pháp điều trị dưới dây sẽ giúp ích cho bạn nếu nguyên nhân gây đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật:
Sử dụng các chất chống mồ hôi dạng bôi/xịt
Chất chống mồ hôi giúp ngăn mùi cơ thể và cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi. Từng loại chất chống mồ hôi được dùng cho từng vùng cơ thể nhất định. Điều này có nghĩa bạn không thể dùng thuốc trị hôi chân để áp dụng cho vùng nách hoặc ngược lại. Ngoài những loại chất chống mồ hôi thông thường, bác sỹ có thể kê một số loại thuốc chống mồ hôi theo đơn: Odaban, Anhydrol Forte, Driclor, PerspireX, Magicool...
Thay đổi lối sống lành mạnh ngăn đổ mồ hôi
- Mặc quần áo rộng hơn, được may từ các loại vải tự nhiên.
- Mặc quần áo màu đen hoặc màu trắng giúp tránh bị lộ khi ướt mồ hôi.
- Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, các chất kích thích.
- Chọn tất phù hợp, có khả năng thấm mồ hôi tốt.
- Đi giầy da hoặc giầy vải
Tiêm botox
Botox giúp chặn các tín hiệu thần kinh từ hệ thần kinh giao cảm lên tuyến mồ hôi, giúp giảm thiểu tình trạng tăng tiết mồ hôi.
Dùng thuốc
Thuốc được dùng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn bao gồm: Thuốc kháng cholinergic, chẳng hạn: Ditropan, Robinul, Oxybutyin, Cogentin, Probanthine; Thuốc chẹn beta; Hydrochloride clonidine...
Điện chuyển ion (Iontophoresis)
Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả, bác sỹ có thể chọn điển chuyển ion để điều trị. Người bệnh sẽ được ngâm tay hoặc chân vào hai khay nước dẫn điện, một âm, một dương để dẫn truyền ion, có hiệu quả sau khoảng 4 lần điều trị.
Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm
Được sử dụng ở nách, giúp loại bỏ các tuyến mồ hôi ở ngay dưới da. Phẫu thuật này sẽ để lại sẹo, người bệnh sẽ phục hồi nhanh trong khoảng vài ngày. Người bệnh thực hiện phẫu thuật này có thể giảm ngay mồ hôi tay và nách nhưng cũng có thể tái phát trong tương lai mà không rõ nguyên nhân, ngoài ra, mồ hôi có thể tăng tiết bù trừ ở các vị trí khác như lưng, ngực, chân...
Tình trạng đổ mồ hôi toàn thân có thể được kiểm soát ở mức tối đa nếu người bệnh biết lựa chọn và kết hợp đúng phương pháp điều trị.