Tại sao miệng, nách, háng, mông, ngón chân là nơi bẩn nhất của cơ thể người?
Trên cơ thể người không phải chỗ nào cũng sạch sẽ. Cho dù những người có thói quen sạch sẽ, thì những khu vực đấy vẫn tồn tại nhiều vi khuẩn sinh sôi phát triển như: miệng, nách, háng, mông, ngón chân... Tại sao miệng, nách, háng, mông, ngón chân là nơi bẩn nhất của cơ thể người,
Tại sao miệng, nách, háng, mông, ngón chân là nơi bẩn nhất của cơ thể người?
Trên cơ thể người không phải chỗ nào cũng sạch sẽ. Nhiều khu vực, cho dù những người có thói quen sạch sẽ, thì những khu vực đấy vẫn tồn tại nhiều vi khuẩn sinh sôi phát triển như: miệng, nách, háng, mông, ngón chân... Tại sao miệng, nách, háng, mông, ngón chân là nơi bẩn nhất của cơ thể người - cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tại sao miệng, nách, háng, mông, ngón chân là nơi bẩn nhất của cơ thể người?
Miệng
Miệng là nơi đưa thực phẩm vào cơ thể, là nơi tất cả thức ăn sẽ đi vào cơ thể theo đường này. Các nhà khoa học đã tìm ra hơn 700 triệu loại vi khuẩn lớn nhỏ trong khoang miệng, đang không ngừng phát triển. Trong đó, có vi khuẩn streptococcus gây bệnh về đường tiêu hóa, do ăn các thực phẩm chứa Carbohydrate, lượng tinh bột và đường nhiều. Lưỡi của bạn cũng chứa nhiều nguy vi khuẩn.
Khi lượng đường, tinh bột lên men dưới sự tác động của nước bọt, đặc biệt khi chúng ta đi ngủ mà không đánh răng, sẽ nhận ra được hàng triệu con vi khuẩn trong miệng làm cho hơi thở chúng ta có mùi khó chịu, làm răng vàng, hôi, lưỡi bẩn, miệng khi nói luôn có mùi khó chịu thoát ra, còn gây một số bệnh lý đường tiêu hóa, gây sâu răng, xuất hiện mảng bám, cao răng...
Biện pháp khắc phục:
- Hãy giữ răng miệng luôn sạch sẽ, giúp hạn chế lượng vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
- Đánh răng ngày 3 lần, sau khi ăn 30 phút. Đặc biệt, hãy đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Hạn chế ăn kẹo, đồ ăn vặt mà không đánh răng. Nếu muốn ăn vặt, bạn có thể ăn những chiếc kẹo cao su không đường hoặc kẹo giúp làm sạch răng.
- Đi khám nha sĩ định kỳ, để kiểm tra mức độ tấn công của vi khuẩn đối với răng của bạn, kịp thời sửa chữa trước khi sâu ăn vào sâu tủy, sẽ đau đớn hơn rất nhiều khi điều trị.
Nách
Nách là khu vực đổ mồ hôi nhiều và dễ thấy nhất, đặc biệt khu vực này đổ mồ hôi thường có mùi khó chịu.
Nguyên nhân là do khu vực này khá bí, có nhiều nếp gấp, có lượng lông nách khá nhiều. Khi làm việc hay thời tiết nóng, khu vực này đổ mồ hôi, nhưng ko thoát hơi ra được nhiều nên tích tụ và do tay khi làm việc thường để xuống dưới, chứ ít khi dơ thẳng lên trên, theo thời gian sinh sôi vi khuẩn gây mùi cơ thể.
Biện pháp khắc phục:
- Mặc áo thoáng mát, rộng, không bí nách nhiều.
- Bạn có thể vận động nhẹ nhàng, hoặc tách tay hơi xa cơ thể để nách được thoáng.
- Sử dụng quạt, điều hòa, hạn chế mồ hôi thoát ra quá nhiều vào ngày nắng.
- Vệ sinh nách sạch sẽ, những lúc ra mồ hôi nhiều, sau khi xong việc bạn có thể tắm sau đó thì sẽ tốt nhất.
- Nếu thường xuyên ra mồ hôi, bạn có thể sử dụng miếng băng vệ sinh hằng ngày, dán dọc theo chiều nách vào phần đáy nách của chiếc áo sao cho không lộ liễu. Nó có tác dụng thấm hút cực tốt, giúp bạn thoải mái vận động, mà không lo đổ mồ hôi nhìn thấy ngoài áo.
- Sử dụng lăn nách ngăn mùi, tuy nhiên một số người da nhạy cảm kích ứng thì không sử dụng được. Thường sử dụng sáp lăn mùi hay có vệt ố vàng trên áo. Tuy nhiên sử dụng nó là chẹn mồ hôi, gây bít tắc, nên cũng không khuyến cáo sử dụng nhiều, liên tục.
Háng
Háng là nơi có nhiều nếp gấp, dễ bị bí khi người ngồi khép chân, bắt chéo quá lâu. Nên thường đổ mồ hôi nhiều. Đặc biệt, khu vực này còn có hậu môn, âm đạo vào lỗ tiểu, nơi cơ thể thoát phân, dịch tiết và nước tiểu ra ngoài. Vì thế có rất nhiều vi khuẩn tích tụ, phát triển ở khu vực này.
Biện pháp khắc phục:
- Mặc đồ lót thoáng mát, mỏng, dễ co dãn, không cứng tránh bí, xô xát khi mặc.
- Thời điểm có hành kinh, sản dịch, khí hư... chị em nên thay băng vệ sinh 4 giờ/lần, hoặc khi lượng máu kinh ra nhiều, tránh bí, có mùi hôi.
- Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
- Bạn có thể rửa vùng kín sau khi đi vệ sinh rồi lau khô, tránh để nước dây ẩm ướt, vì môi trường ẩm ướt có máu, nước tiểu vi khuẩn sinh sôi phát triển nhiều.
Mông
Mông là bộ phận đằng sau cơ thể, phần này là phần cơ thể sẽ tiếp xúc nhiều nhất xuống bề mặt ghế khi ngồi. Vì thế, vi khuẩn từ nơi bạn ngồi có thể bám vào quần áo, xâm nhập vào cơ thể bạn. Khi bạn ngồi đất nhiều, có thể sẽ bị lây nhiễm giun kim, mông mọc mụn, nhọt... gây khó chịu.
Ngoài ra, mông rất gần với hậu môn, âm đạo, nơi chứa dịch tiết, phân, nước tiểu cơ thể thoát ra ngoài. Khi trong cơ thể thì dịch tiết, phân, nước tiểu có thể sạch, nhưng khi ra ngoài cơ thể, bám vào cơ thể, phần mông, thì đây là nguồn vi khuẩn sinh sôi rất nhiều, gây bệnh cho cơ thể.
Không những thế, bạn có thể không để ý nhưng mông là bộ phận đổ mồ hôi cũng không kém gì các bộ phận khác. Mồ hôi tích tụ ở khe mông, ở gần hậu môn, kết hợp với vi khuẩn, bụi bẩn, đất sẽ gây nên tình trạng kích thích da, gây mụn nhọt, hăm đỏ, ....
Biện pháp khắc phục
- Tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, đặc biệt vùng mông, nên chú ý các khu vực kẽ mông, kẽ hậu môn khi tắm, để không bỏ sót vi khuẩn.
- Có thể rửa mông sau khi đi vệ sinh, hoặc dùng giấy lau , tránh nhiễm khuẩn ngược và dây lên chất cặn bã trong cơ thể lên vùng mông.
- Nên chú ý những vị trí ngồi, tránh ngồi chỗ bẩn hoặc có thể lót cái gì đó lên để ngồi.
- Không nên ngồi đất, ngồi đường hay ngồi nền nhà, tất cả đều có thể ẩn chứa vi khuẩn.
- Nên mặc quần áo rộng, thoáng mát, mềm, không bó sát, không cứng, để mồ hôi có thể thoát ra dễ dàng. Đặc biệt là những trường hợp có mông bị mụn, nhạy cảm, thì nên tránh mặc đồ bó, trầy xát dễ gây tình trạng vết thương lâu lành hơn, bí gây mọc mụn nhiều.
- Khi mặc đồ tắm, khi mặc đồ hở nhiều bạn nên dùng kem chống nắng, vì da vùng mông rất nhạy cảm, dễ bị kích thích.
Ngón chân
Giữa những ngón chân luôn có các khe, nếp nhăn, nơi này đất vi khuẩn rất dễ tích tụ và bám trụ lâu hơn.
Ngón chân, bàn chân là nơi tiết ra nhiều mồ hôi hơn cả nách, nhưng ít ai để ý.
Khi đi dép hoặc sandal, chân hở da ra ngoài, khi chúng ta di chuyển bao nhiêu bụi bẩn sẽ bám vào chân đầu tiên, vì chân tiếp xúc với mặt đất nhiều hơn. Nước bẩn, bụi bẩn kết hợp cùng mồ hôi, khiến vi khuẩn tích tụ khá nhiều ở đây.
Đặc biệt những người đi giày, thì càng nhận thấy rõ khi cả ngày đi làm về tháo tất ra, một mùi hương nồng nàn khó ngửi tỏa ra từ đôi chân của mình. Khi đi tất, lượng mồ hôi sẽ thấm vào tất, một phần bị giữ lại kết hợp cùng giày khá bí, không có thoát hơi ra ngoài, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ. Còn một số trường hợp đi giày không đi tất, mồ hôi không thấm ra được, đặc biệt là giày da. Khiến mồ hôi thấm ngược trở lại chân, sẽ gây cảm giác ướt át khó chịu.
Nhiều người do tính chất công việc phải đi giày nhiều có thể bị hôi chân, xuất hiện nấm chân, bóc da chân, ....
Biện pháp khắc phục:
- Chọn những đôi giày thoáng mát, dễ đi, có chỗ thoát mồ hôi.
- Nhớ đi giày chọn tất có tính chất kháng khuẩn, giặt tất thường xuyên, không dùng lại tất chưa giặt.
- Nên thay đổi giữa đi giày và đi dép, để chân có thời gian được xả hơi, thoáng mát.
- Buổi tối có thể ngâm chân nước ấm 15 phút hoặc cho thêm một chút gừng dã nhỏ, giúp chân được thư giãn, giảm hôi chân.
- Giặt giày, dép thường xuyên, giặt thay miếng lót giày để tránh vi khuẩn tích tụ lâu ngày, gây hôi chân.
- Giữ bàn chân luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Sau khi tiếp xúc hoặc phải lội qua nước bẩn, bạn nên rửa lại chân sạch sau khi đến nơi làm việc hoặc về nhà, tránh để nước bẩn bám lâu, đây là môi trường chứa nhiều vi khuẩn gây lục nước ăn chân, nấm chân,...
- Rửa bề mặt mu chân, thì bạn nên lưu ý đến vị trí ngón chân, kỳ cọ vị trí này kỹ hơn.
Vấn đề tại sao miệng, nách, háng, mông, ngón chân là nơi bẩn nhất của cơ thể người - HoiBenh đã giải thích kỹ ở trên. Ngoài ra, Vicare cũng đã cung cấp thêm cho các bạn một số biện pháp khắc phục tình trạng này. Mong rằng những kiến thức trên là hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Những lưu ý khi bố mẹ cắt móng cho bé
- Những điều cần biết về bệnh hôi nách
- Nguyên nhân và cách điều trị mụn nhọt ở mông