Tại sao mẹ bầu khóc không tốt cho thai nhi?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm lý và cảm xúc của người mẹ khi mang thai có tác động rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Khi tâm trạng của người mẹ không tốt, thường xuyên buồn và khóc, sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Tại sao mẹ bầu khóc không tốt cho thai nhi?

Tại sao mẹ bầu khóc không tốt cho thai nhi? Tại sao mẹ bầu khóc không tốt cho thai nhi?

Dưới đây là những tác hại của việc mẹ bầu thường xuyên khóc và buồn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tại sao mẹ bầu khóc không tốt cho thai nhi?

Thời kỳ mang thai là khoảng thời gian quan trọng và tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời của phụ nữ. Các bác sĩ phụ sản cho rằng, đây là thời kỳ tâm sinh lý thay đổi nên người mẹ sẽ trở nên dễ xúc động, nhạy cảm, dễ khóc hơn. Tuy nhiên, những thay đổi tâm lý này lại ảnh hưởng không hề tốt đến sự phát triển của trẻ, cụ thể:

  • Thai nhi bị chậm phát triển:

Khi thai nhi đã phát triển lớn hơn từ tháng thứ 7, bé đã có thể cảm nhận và nghe được những âm thanh từ bên ngoài. Do đó, khi mẹ bầu buồn rầu, khóc lóc, thai nhi cũng sẽ ảnh hưởng. Nếu người mẹ lúc nào cũng buồn bã, suy nghĩ tiêu cực nhiều trong thời gian mang thai, bé rất dễ bị chậm phát triển. Khi sinh ra, trẻ cũng sẽ dễ mắc một số bệnh tâm lý như quấy khóc, tự kỷ,....

  • Thai yếu, nhẹ cân:

Khi phát triển đến những tháng cuối, nếu tâm trạng người mẹ thường xuyên bất ổn, trầm cảm, khóc lóc,..., máu sẽ lưu thông kém, không đủ để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ này khi sinh ra thường nhẹ hơn từ 0,5 - 1kg so với những em bé bình thường khác. Ngoài ra, trẻ cũng có thể kém thông minh, chậm phát triển hơn.

vicare.vn-tai-sao-me-bau-khoc-khong-tot-cho-thai-nhi-body-1
  • Dễ sinh non:

Trong thời gian mang bầu, mẹ bị sốc tâm lý, đau khổ, khóc lóc nhiều sẽ rất dễ dẫn đến chảy máu, bong nhau non, sinh non.

  • Nguy cơ trẻ bị hở hàm ếch:

Khi mang thai ở tháng thứ 2, vòm miệng và hàm trên của thai nhi bắt đầu được hình thành. Trong giai đoạn này, việc mẹ lo lắng, khóc lóc quá nhiều sẽ làm gia tăng cảm xúc đột ngột, khiến cho thai nhi dễ gặp phải biến chứng sứt môi, hở hàm ếch.

  • Trẻ dễ bị tự kỷ:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu thai phụ hay lo âu, ưu phiền dễ làm thay đổi tính cách, hành vi của đứa trẻ khi chào đời. Do vậy, nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, con có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như chậm nói, tăng động, tự kỷ, giảm khả năng học tập, tiép thu kiến thức.

Những người mẹ có đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan trong thai kỳ, lúc sinh con sẽ thuận lợi. Đứa trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh.

Những hành động gây hại đến sức khỏe thai nhi mẹ bầu cần lưu ý

Bên cạnh việc khóc lóc, buồn bã, nhiều hành động của bà bầu cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên tránh những điều như sau:

  • Tinh thần mẹ bầu không tốt:

Khi mang thai, giữa mẹ và con có mối liên hệ chặt chẽ nên khi bạn có tâm trạng không tốt, bé cũng sẽ cảm nhận được và buồn theo. Tâm trạng stress kéo dài của người mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của đứa trẻ khi trưởng thành, trở nên dễ cáu giận, dễ xúc động. do vậy, trong thời kỳ mang thai, mẹ nên chú ý giữ một tâm trạng thật vui vẻ, tránh làm việc căng thẳng nhiều dễ dẫn đến stress.

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình nên quan tâm, để ý đến thai phụ, không nên để mẹ bầu một mình dễ gây xúc động. Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, sẵn sàng cho việc chuẩn bị làm mẹ, thường xuyên theo dõi sức khỏe thai nhi bằng cách đi khám thai định kỳ.

vicare.vn-tai-sao-me-bau-khoc-khong-tot-cho-thai-nhi-body-2
  • Những sự cố không mong muốn từ bên ngoài:
  • Những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ bên ngoài tác động vào người mẹ như ngã, đâm, xô đẩy,... dễ khiến cho thai phụ có thể bị vỡ nước ối, sinh non,.... Do vậy, mẹ cần phải chú ý đi đứng hết sức cẩn thận, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng, hạn chế việc đi xe máy và mang những đôi giày chống trơn trượt. Ngoài ra, việc sống trong một môi trường ồn ào, nhiều tiếng động cũng sẽ khiến mẹ thường xuyên bị stress, không tốt cho thai nhi.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh:

Khi mẹ bầu không ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên thức khuya và sử dụng nhiều chất dinh dưỡng, sức khỏe thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu. Khi mang bầu, mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin, canxi, sắt, kẽm,... để thai nhi phát triển toàn diện và thông minh hơn.

Bên cạnh việc ổn định tâm lý và bổ sung chất dinh dưỡng, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ để phát hiện sớm những dị tật để có phương án xử lý kịp thời.

Xem thêm:

  • Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
  • Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
  • Mách mẹ bầu các giai đoạn đi khám thai chuẩn không cần chỉnh