Tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kỳ?

Trong thời gian thai kì, dinh dưỡng đối với bà bầu luôn cần được chú trọng hàng đầu. Một trong những dưỡng chất không thể thiếu đó là magie. Vậy tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kỳ? Nên bổ sung từ nguồn thực phẩm hay uống thuốc để an toàn với sức khỏe của mẹ và bé?

Tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kỳ? Tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kỳ?

Trong thời gian thai kì, dinh dưỡng đối với bà bầu luôn cần được chú trọng hàng đầu. Một trong những dưỡng chất không thể thiếu đó là magie. Vậy tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kỳ? Nên bổ sung từ nguồn thực phẩm hay uống thuốc để an toàn với sức khỏe của mẹ và bé?

1. Tác dụng thần kì của Magie

Bên cạnh một số khoáng chất như kẽm, sắt, canxi.. thì magie cũng là một dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Vậy tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kỳ?

Magie là một trong những khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể con người, giúp thực hiện một loạt các hoạt động sinh lý. Magie đặc biệt cần thiết cho quá trình hình thành răng và xương. Không những thế, các cơ quan quan trọng bên trọng cơ thể như tim, thận và cơ bắp không thể thực hiện tốt chức năng của nó nếu thiếu magie.

Rất nhiều enzyme trong cơ thể chúng ta muốn tạo năng lượng thì phải cần có magie mới kích hoạt được. Đồng thời, magie cũng là một khoáng chất thực hiện chức năng hỗ trợ, điều tiết các chất dinh dưỡng quan trọng khác như canxi, đồng, kẽm, vitamin D và kali.

Magie có vai trò rất quan trọng trong việc tạo xương, chuyển hóa protein và các axit béo, nó giúp đốt cháy chất béo để biến thành năng lượng. Vì vậy giúp chống lại sự suy nhược, mệt mỏi và béo phì; làm giãn mạch nên giúp cho hệ tim mạch được khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa tai biến tim mạch.

2. Tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kỳ?

vicare.vn-tai-sao-me-bau-can-bo-sung-magie-trong-thai-ky-body-1

Đối với mẹ bầu, bổ sung magie là một điều cần thiết trong thai kỳ để chúng làm các nhiệm vụ cần thiết với sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, chúng hỗ trợ, xây dựng và sửa những mô tế bào hỗ trợ phát triển thai nhi, ngăn ngừa bệnh tiền sản giật, do đó ngừa đẻ non và giảm tử vong sản khoa.

Magie và canxi có sự phối hợp nhịp nhàng. Magie làm lỏng cơ còn canxi kích thích nó co lại. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, magiê giúp bà bầu thoát khỏi những cơn co thắt cho tới tuần thai thứ 35. Bên cạnh đó, magie còn làm giảm bớt triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, phòng ngừa sự lắng đọng canxi thành sỏi thận, giảm chứng khó tiêu và táo bón. Magie cũng có vai trò như là một chất an thần chống stress, chống lão hóa và ngừa ung thư hiệu quả.

3. Mẹ bầu nên bổ sung magie đúng cách

Như đã nói ở trên, phần nào bạn đã có thông tin tại sao mẹ bầu cần bổ sung magie trong thai kì vì tính đặc biệt quan trọng của nó. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé:

3.1 Nhu cầu magie mỗi ngày là bao nhiêu

Trung bình, mỗi phụ nữ mang thai cần 350mg magie mỗi ngày. Khi mẹ bầu có chế độ ăn uống chưa khoa học như nhiều chất béo và đường, ít rau củ quả cũng có gây thiếu magie.

3.2 Lưu ý khi bổ sung magie từ thuốc

Đa phần các mẹ bầu mang thai uống magie theo chỉ định của bác sĩ. Tuy đây là những loại thuốc đã được nghiên cứu không gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu và phụ nữ trong thời gian cho con bú nhưng không có nghĩa bạn có thể tự ý sử dụng chúng mà chưa có lời khuyên của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng lượng lớn thuốc trong thời gian mang thai nhạy cảm mà chỉ dùng khi thực sự cần thiết và nhận được khuyến cáo từ chuyên gia y tế.

3.3 Uống magie lúc nào trong ngày?

Hiện nay, hầu hết các loại thuốc magie đều có thể sử dụng trong ngày, thế nhưng với phụ nữ mang thai thì bắt buộc phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc magie cả thời điểm và liều lượng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể nhắc nhở bạn cách sử dụng magie hiệu quả như không uống cùng canxi trong một lần...

3.4 Mẹ bầu sẽ gặp vấn đề gì khi dư thừa magie ?

Với bất kì chất nào dù quan trọng đến đâu thì việc lạm dụng là điều không nên. Do đó, điều đặc biệt quan trọng khi bổ sung magie bằng thuốc đó là tránh khỏi tình trạng quá liều vì có thể gây hại đến sức khỏe của người dùng. Trong trường hợp sử dụng magie liều cao sẽ gây tiêu chảy, buồn nôn và đau quặn bụng. Các triệu chứng kèm theo có thể kể đến đó là hạ huyết áp, nôn, bí tiểu, khó thở, tắc ruột, trầm cảm, nhịp tim không đều...

4. Nguồn magie từ thực phẩm nên được mẹ bầu cân nhắc

vicare.vn-tai-sao-me-bau-can-bo-sung-magie-trong-thai-ky-body-2

Thực phẩm sạch giàu dinh dưỡng thường là lựa chọn an toàn hàng đầu đối với các mẹ bầu. Bổ sung magie trong thời gian thai kỳ bằng thực phẩm là một cách vô cùng hiệu quả bên cạnh uống viên magie. Chúng ta cùng điểm qua một số thực phẩm giàu magie và các dưỡng chất khác mà nên có trong thực đơn hàng ngày :

  • Cacao và socola đen: 100 gram bột ca cao có tới 499 mg magie, cùng khối lượng với socola đen thì có 327 mg magie. Chúng có tác dụng rất tốt cho tim mạch và máu.
  • Rau màu xanh đậm: 1⁄2 cốc rau bina đã có khoảng 160 mg magie. Cải xoăn, cải xanh, rau bina chính là những loại rau giàu magie.
  • Gạo và lúa mì, yến mạch: 100 gram gạo thô chứa tới 781 mg magie tương tự với lúa mì và yến mạch là 611 mg và 235 mg.
  • Một số loại trái cây: 1 bát chuối luộc có tới 49 mg magie. Các trái cây giàu magie khác đó là bơ, mơ khô, mận, xoài, dưa hấu... Bạn có thể sử dụng các loại nước ép trái cây vì chúng giàu magie hơn.
  • Hạt hướng dương: Không chỉ dồi dào vitamin E mà chúng cũng rất giàu magie. 100 gram hướng dương đã cung cấp tới 325 mg magie.
  • Cá: trong thực phẩm quen thuộc này có nhiều magie và các dưỡng chất khác cần thiết. Tuy nhiên, với bà bầu nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.
  • Những thực phẩm khác có thể kể đến là hạt lanh, hạt mè, sữa, thảo mộc khô, hạt nhân, hạnh điều: đậu phộng (220mg), đậu nành (279mg), đậu xanh (200mg), mè trắng (220mg), mè đen (347mg), nấm mèo (211mg), quả bàng (600mg), đậu trắng (145mg), tía tô (123mg), hạt dưa (112mg).

Xem thêm:

  • Những công dụng tuyệt vời của dầu magie
  • Quả gì không ăn vào giai đoạn đầu mang thai
  • Phụ nữ mang thai bị thiếu máu nên ăn gì?