Tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng?
Trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối, mẹ bầu tuyệt đối không nên làm việc nặng nhọc quá sức. Vậy, tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng? Mẹ làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng?
Mang thai và sinh con là một thiên chức mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng luôn trân trọng. Đây cũng là khoảng thời mà người mẹ luôn phải chú ý an toàn từ việc ăn uống, nghỉ ngơi đến đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối, mẹ bầu tuyệt đối không nên làm việc nặng nhọc quá sức. Vậy, tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng? Mẹ làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
1. Thế nào được coi là vật nặng?
Trước khi tìm hiểu tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng thì cần biết rõ vật như thế nào được coi là nặng.
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ thì trong nửa đầu của thai kỳ (đến tuần 20), mẹ bầu có thể được cho phép nâng lặp đi lặp lại một vật dưới 23 kg. Từ tuần thứ 20 - 24, người mẹ vẫn có thể mang một vật nặng tầm 23 kg và không liên tục, tuy nhiên sau tuần 24 - 30, mẹ bầu chỉ có thể mang vật có khối lượng không quá 11kg.
Tuy nhiên, để tránh hoàn toàn những rủi ro thì trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên nghỉ ngơi tốt và chỉ làm những công việc nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc phải mang vác đồ nặng. Nếu cần thì hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân bên cạnh.
2. Tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng?
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu: Ngoài việc chú ý sức khỏe của bản thân, ở giai đoạn này, người mẹ còn phải lo lắng cho cả sinh linh bé nhỏ trong bụng nữa. Việc mang vác đồ quá nặng sẽ khiến mẹ mất sức, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của 2 mẹ con. Đó là lý do chính cho câu hỏi tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng?
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Khi mẹ bầu làm việc quá sức, mệt mỏi thì có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân và ảnh hưởng đến sự phát triển. Trong khi đó, việc em bé sinh ra bị thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về tim, phổi, tiêu hoá...
- Có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non: Có một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu phụ nữ bị chảy máu âm đạo thì những cục máu đông sẽ có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, khi mẹ bầu mang vác đồ nặng thì máu đông sẽ bị phá vỡ gây xuất huyết và có thể trở nên nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.
- Ngã: Một lý do nữa giúp người mẹ hiểu tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng đó là việc này có thể khiến mẹ bầu bị mất thăng bằng khi đứng hoặc đi lại. Khi mẹ bầu bị ngã sẽ gây rủi ro cho cả mẹ và bé, có thể dẫn đến chuyện dạ sớm hoặc tách nhau thai.
- Đau lưng: Cũng giống như người bình thường, việc mang vác đồ nặng có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống của mẹ bầu gây đau lưng, thậm chí cơn đau có thể theo người mẹ trong suốt thai kỳ và cả sau khi sinh em bé.
3. Kỹ thuật nâng vật đúng cách
Trong trường hợp bắt buộc phải mang vật nặng thì một số hướng dẫn sau có thể giúp mẹ bầu nâng vật đúng cách mà không ảnh hưởng đến cơ thể và thai nhi.
- Đứng thật vững trước khi nâng vật.
- Duy trì tư thế mở rộng cơ thể và giữ vật ở gần.
- Siết chặt cơ bụng và cơ vùng chậu.
- Nếu phải nâng một vật thấp hơn thắt lưng, hãy giữ thẳng lưng, cong đầu gối và hông.
- Nâng vật bằng cơ chân và không nên thả lại giữa chừng.
- Bước từng bước nhỏ và chậm rãi.
Qua bài viết này chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu được tại sao mang bầu không nên mang vác đồ nặng. Thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm với người phụ nữ. Đây là giai đoạn mà người mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn tối đa để tránh hoàn toàn những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời giúp em bé phát triển toàn diện hơn.
Xem thêm:
- Tại sao bà bầu bị đau lưng? Mẹo giúp bà bầu giảm đau lưng hiệu quả
- Tại sao mẹ bầu hay đói bụng vào ban đêm