Tại sao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao. Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già. Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
Tại sao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già. Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao.
Và tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường khởi phát ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin, cơ thể bạn lúc này vẫn sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 không giống như tiểu đường tuýp 1 vì ở tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy của người bệnh vẫn hoạt động bình thường, nhưng do một nguyên nhân nào đó mà các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể.
Có tới 90% - 95% bệnh nhân tiểu đường là mắc tiểu đường tuýp 2. Bệnh này thường khởi phát ở người lớn, ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 do bệnh béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng.
Tuổi trung niên dễ có nguy cơ đột quỵ nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Giáo sư Rongrong Yang và cộng sự từ Đại học Y - Thiên Tân (Trung Quốc) đã nghiên cứu bệnh chứng trên các đối tượng song sinh tại Thụy Điển đã chỉ ra rằng: “Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở tuổi trung niên khi về già khả năng mắc bệnh nhồi máu não cao hơn”.
Những người mắc tiểu đường tuýp 2 trong khoảng thời gian từ 40 - 50 tuổi có nguy cơ cao bị nhồi máu não và tắc động mạch não sau 60 tuổi. Chi tiết của nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí “Diabetoligia” của Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu (European Association for the Study of Diabetes, EASD).
Thông tin cho thấy, đột quỵ được chia thành hai loại: “nhồi máu não” và “xuất huyết não”. Trong đó, 80% bệnh nhân đột quỵ là do nhồi máu não, các mạch máu não tắc và giảm lưu lượng tuần hoàn máu dẫn đến não bị tổn thương. 20% còn lại là tình trạng bệnh nhân bị xuất huyết não (chảy máu não), các mạch máu trong não bị vỡ và máu chảy ra nhu mô não.
Giáo sư Yang cũng cho biết, bệnh tiểu đường tuýp 2 từ lâu đã được cho là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ khi về già. Tuy nhiên nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ là do bệnh tiểu đường hay do các yếu tố di truyền hoặc môi trường thì vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Vì vậy, để tìm hiểu mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sự gia tăng nguy cơ đột quỵ khi về già, GS. Yang đã sử dụng dữ liệu đăng ký song sinh Thụy Điển (Swedish Twin Registry). Và thực hiện nghiên cứu bệnh chứng trên quy mô 33.086 người song sinh được sinh ra trước năm 1958 và không bị mắc bệnh mạch máu não trước 60 tuổi. Trong số các đối tượng tham gia khảo sát, có 3,8% (1.248 người) bị tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi 40-59 và 9,4% (3.121 người) bị bệnh mạch máu não ở tuổi trên 60.
Theo kết quả thống kê và phân tích theo các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, BMI... Thì bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát ở độ tuổi trung niên có liên quan đến tăng nguy cơ nhồi máu não và tắc động mạch não khi về già. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi trung niên không liên quan đến tình trạng xuất huyết dưới nhện và xuất huyết não. Cũng theo đó, sự gia tăng nguy cơ nhồi máu não ở tuổi già cũng được cho thấy không liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc môi trường.
Từ kết quả này, GS. Yang đã nhấn mạnh: Việc quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi trung niên rất quan trọng để ngăn ngừa nhồi máu não và tắc động mạch não. Mặt khác, đây cũng là một là nghiên cứu quan sát , do đó không chứng minh được mối quan hệ nhân quả và “cần thiết phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn”. Vậy tại sao bệnh tiểu đường tuýp 2 dẫn đến tăng nguy cơ đột qụy khi về già?
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi về già ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo Giáo sư Yang: “Các cơ chế liên quan giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và đột quỵ rất phức tạp và hiện tại chưa được lý giải đầy đủ. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có mức cholesterol bất thường, và có khả năng liên quan đến việc thu hẹp các mạch máu trong não”.
Tiến sĩ Joel Zonszein, giám đốc Trung tâm Đái tháo đường lâm sàng, Trung tâm y tế Montefiore ở New York cũng đưa ra quan điểm của mình: “Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn tại Thụy Điển thấp hơn đáng kể so với Hoa Kỳ. Do đó, không biết kết quả nghiên cứu trên có thể được áp dụng cho người Mỹ hay không”. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh: “Điều trị bệnh tiểu đường cần chú ý nhiều hơn đến việc chẩn đoán sớm, chính xác và quản lý rủi ro. Và ngoài việc cai thuốc lá, điều trị hạ huyết áp, bệnh nhân tiểu đường nên dùng thuốc statin để kiểm soát mức cholesterol”.
Gs. Yang cũng đồng ý với quan điểm trên, điều quan trọng nhất ở đây là bệnh nhân phải quản lý các yếu tố nguy cơ một cách vững chắc trong khi điều trị bệnh tiểu đường: “Bệnh nhân tiểu đường được yêu cầu kiểm soát lượng đường trong máu cũng như xây dựng thói quen sinh hoạt đúng đắn như: tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và cai thuốc lá để ngăn ngừa đột quỵ khi về già“.
Bệnh tiểu đường cụ thể là tiểu đường tuýp 2 làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ khi về già và nó có thể khiến người bệnh bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thu hẹp các động mạch và huyết áp cao. Tất cả những bệnh nhân bị tiểu đường nên ghi nhớ điều này để có hướng xử lý thỏa đáng nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Xem thêm:
- 10 điều mà bệnh nhân tiểu đường nên biết
- Vấn đề về da ở người mắc bệnh tiểu đường
- 9 loại thực phẩm hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường