Tại sao lính cứu hoả, thợ cắt tóc có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao?
Tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng cao đặc biệt ở một số người làm nghề công nhân xây dựng, lính cứu hỏa, thợ cắt tóc, thợ làm nóng và nông dân.
Tại sao lính cứu hoả, thợ cắt tóc có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao?
Công nhân xây dựng dễ bị mắc ung thư
Khi làm việc dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ đồng hồ sẽ khiến công nhân xây dựng dễ bị hỏng da và làm tăng nguy cơ bệnh ung thư. Ngoài ra do thường xuyên tiếp xúc với ami ăng nên dễ mắc bệnh ung thư phổi.
Công nhân sản xuất cao su có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, phổi và bàng quang rất cao do đặc thù công việc của họ. Đa phần họ đều phải tiếp xúc với hóa chất, bụi và các sản phẩm phụ khác.
Dễ bị hấp thụ các chất gây ung thư qua da nên những người làm việc trong ngành công nhân cao su cũng dễ bị ung thư bạch cầu và u lympho.
Công nhân tái chế đồ điện tử
Công nhân tái chế đồ điện tử cũng dễ mắc bệnh ung thư. Do đặc thù công việc là tái chế thiết bị điện tử yêu cầu thường xuyên phải bẻ khóa hoặc tái chết thiết bị. Công việc này khiến họ phải tiếp xúc với nhiều vật liệu nguy hiểm, độc hại, kim loại nặng. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư thận, gan, phổi ở những công nhân tái chế đồ điện tử.
Nông dân dễ mắc bệnh ung thư
Nông dân phải thường xuyên tiếp xúc với khí thải động cơ, máy cày, thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất hóa học dành cho cây cối nên dễ có nguy cơ bị u lympho, bệnh bạch cầu và một số bệnh ung thư khác.
Lính cứu hỏa
Do công việc đặc thù của lính cứu hỏa phải thường xuyên tiếp xúc với khí nhựa đốt, các loại hóa chất độc hai. Đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị mắc các bệnh về phổi như khó thở, viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi.
Thợ làm tóc, thợ làm móng
Các chuyên gia sức khỏe cho hay, đặc thù làm việc của thợ làm tóc, thợ làm móng thường xuyên phơi nhiễm quá nhiều với chất hóa học trong đó bao gồm các loại dầu, thuốc nhuộm. Lâu ngày những người này dễ mắc bệnh ung thư bàng quang, thanh quản, ung thư phổi.
Ung thư hạch và u tủy là hai loại bệnh ung thư mà thợ làm móng chân, móng tay có nguy cơ mắc nhất. Do trong quá trình làm việc họ phải tiếp xúc với rất nhiều loại hóa chất được dùng để sơn, làm sạch và làm cứng móng tay.
Hơn nữa, các chất formin và titan dioxide sử dụng trong sơn móng tay khi hít phải cũng có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cho những người làm móng dễ mắc ung thư nhiều hơn những người làm nghề khác.
Thợ cơ khí
Đây cũng là nhóm người dễ mắc bệnh ung thư do tiếp xúc với quá nhiều amiang, xăng dầu và các loại khí thải từ máy móc. Họ có nguy cơ mắc các bệnh bạch cầu và ung thư biểu mô cực kỳ nguy hiểm.
Thợ mỏ
Khí thải diesel là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cho những người thợ làm việc trong các mỏ nguyên liệu hoặc kim loại. Đa phần do môi trường làm việc có quá nhiều bụi tích tụ của người công nhân mỏ cũng dễ bị mắc bệnh ung thư và phát triển các khối u xơ.
Phi hành đoàn
Phi hành đoàn cũng có thể mắc bệnh ung thư. Nhưng do việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím và tia bức xạ vũ trụ dẫn đến ung thư phổ biến nhất là ung thư da.
Nhân viên làm việc theo ca
Người làm việc ca đêm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư do rối gián đoạn nhịp sinh hoạt. Nếu làm ca đêm, chu kỳ giấc ngủ và các chức năng bình thường của cơ thể bị gián đoạn, gây ra ung thư vú của nữ giới và bệnh ung thư phổi ở nam giới.
Làm việc theo ca cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch, mỡ máu cao hơn những người bình thường.
Xem thêm :
- Những ngành nghề nào có nguy cơ mắc viêm xoang cao
- Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
- Bụi phổi thường gặp ở những người làm nghề may đúng không?