Tại sao lại có cảm giác khô miệng khi mang thai?

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu dễ gặp phải các hiện tượng khô miệng và khát nước. Tình trạng này có thể sẽ gây ra khó chịu và làm gia tăng lượng chất lỏng tổng thể trong cơ thể mẹ bầu. Vậy tại sao lại có cảm giác khô miệng khi mang thai, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Mời các bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây.

Tại sao lại có cảm giác khô miệng khi mang thai? Tại sao lại có cảm giác khô miệng khi mang thai?

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu dễ gặp phải các hiện tượng khô miệng và khát nước. Tình trạng này có thể sẽ gây ra khó chịu và làm gia tăng lượng chất lỏng tổng thể trong cơ thể mẹ bầu. Vậy tại sao lại có cảm giác khô miệng khi mang thai, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Mời các bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây.

Khô miệng khi mang thai là gì?

Khô miệng khi mang thai là hiện tượng giảm lưu lượng tuyến nước bọt tiết ra trong giai đoạn thai kỳ. Như chúng ta đã biết, nước bọt đóng vai trò quan trọng giúp bôi trơn các mô miệng và bảo vệ phần niêm mạc. Việc giảm sản xuất nước bọt có thể khiến cho việc nhai, nuốt và nếm trở nên khó khăn hơn, sẽ gây ra các chứng sâu răng, nhiễm trùng răng miệng hoặc hôi miệng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến mẹ thấy nóng rát, vị giác kém, gây khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn hoặc có cảm giác khô miệng khi mang thai.

HoiBenh.vn-kho-mieng-khi-mang-thai-body-2
Khô miệng gây ra các chứng sâu răng, nhiễm trùng răng miệng hoặc hôi miệng

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khô miệng khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác khô miệng khi mang thai điển hình như:

  • Mất nước, uống không đủ nước: Đối với cơ thể người bình thường cũng cần cung cấp đủ nước mỗi ngày mới có thể hoạt động tốt được. Ở bà bầu, nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể lớn hơn rất nhiều so với người bình thường. Chính vì thế, nếu không nạp đủ lượng nước cơ thể sẽ không tạo ra đủ nước bọt, khiến cho bà bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi và miệng bị khô hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Trong giai đoạn thai kỳ, nội tiết phụ nữ có nhiều biến đổi kéo theo một số chức năng trong cơ thể cũng bị rối loạn. Tuyến nước bọt có thể vì thế cũng hoạt động kém đi và gây cảm giác khô miệng rát lưỡi.
  • Tăng lượng máu: Lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên trong thời gian mang thai, lúc này thận phải hoạt động nhiều hơn và bà bầu thường thấy mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất chất lỏng từ cơ thể không đủ làm giảm sự sản xuất nước bọt.
  • Tình trạng nôn mửa do ốm nghén: Việc nôn mửa sẽ tạo ra một môi trường axit bên trong miệng và gây mất chất lỏng từ cơ thể. Nếu nước bọt không tiết ra đủ miệng bà bầu sẽ bị khô.
  • Thói quen sinh hoạt: Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm ngọt hoặc mặn và cay nóng kèm sử dụng những đồ uống có chứa caffeine, những chất này đều khiến cho miệng mẹ ngày càng khô hơn.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như chống trầm cảm, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu cũng có thể dẫn đến khô miệng khi đang mang bầu.
HoiBenh.vn-kho-mieng-khi-mang-thai-body-3
Khô miệng khi mang thai do tình trạng nôn mửa do ốm nghén

Khô miệng khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Cảm giác khô miệng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, nhưng mẹ bầu có thể yên tâm rằng tình trạng này không gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ khiến mẹ bầu gặp phải những khó khăn rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Khi bị khô miệng mẹ sẽ thấy khó khăn trong việc nhai nuốt và chán ăn. Điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng vì lúc này mẹ cần phải nạp nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng.

Bên cạnh đó, tình trạng khô miệng diễn ra trong thời gian dài sẽ tạo cơ hội để các vi khuẩn phát triển và gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng, nhiều trường hợp mẹ bầu sẽ bị hôi miệng hoặc sâu răng khi mang thai.

Tình trạng tệ hơn khi mẹ thấy đau trong miệng, khó mở miệng khi ăn nhai, sưng, sốt nhẹ... rất có thể mẹ đã bị viêm tuyến nước bọt. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến áp xe tuyến nước bọt, rất nguy hiểm.

HoiBenh.vn-kho-mieng-khi-mang-thai-body-4
Khô miệng gây hôi miệng hoặc sâu răng khi mang thai

Khắc phục tình trạng khô miệng khi mang thai

Để khắc phục cảm giác khô miệng khi mang thai, bà bầu có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây:

  • Uống đủ nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất lỏng cho cơ thể. Mẹ bầu có thể ăn ít đá bào hoặc ngậm những viên đá nhỏ cũng giúp làm ẩm lưỡi, hạn chế tình trạng khô miệng. Ngoài việc uống nước lọc mẹ bầu cũng có thể thay bằng nước mía, nước dừa, hoặc nước ép trái cây để dung nạp chất lỏng vào cơ thể.
  • Tránh thở bằng miệng khi ngủ, việc thở bằng miệng có thể khiến vùng cổ họng khô do lượng nước bị bốc hơi.
  • Nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích khoang miệng tiết ra nước bọt nhiều hơn.
  • Tránh hút thuốc và sử dụng các chất kích thích, thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt có khoa học. Giảm ăn các loại thức ăn mặn, ăn ít đường, tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
  • Nếu sử dụng máy điều hòa làm mát phòng nên bạn nên kết hợp với máy phun sương để tạo độ ẩm cho phòng.
  • Nên vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày nhất là vào buổi sáng và tối.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hiện tượng cảm giác khô miệng khi mang thai. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ rút ra các biện pháp để làm giảm chứng khô miệng trong giai đoạn thai kỳ. Nếu tình trạng khô miệng không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và đưa ra cách chữa khô miệng thích hợp hơn.

Xem thêm:

  • 3 cách tự nhiên giúp đẩy lui táo bón khi mang thai
  • Cách xử lý khi bị á sừng trong thời gian mang thai
  • Đau bụng dưới bên trái khi mang thai