Tại sao không tiêm vacxin trẻ dễ bị di chứng viêm màng não?

Tiêm vắc xin màng não là việc nhất định các mẹ phải làm cho trẻ để phòng ngừa bệnh viêm màng não cực kỳ nguy hiểm. Nếu không tiêm dễ mắc di chứng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, não bộ của trẻ.

Tại sao không tiêm vacxin trẻ dễ bị di chứng viêm màng não? Tại sao không tiêm vacxin trẻ dễ bị di chứng viêm màng não?

Tầm quan trọng của việc tiêm Vacxin

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặc biệt nhấn mạnh, người dân cần phải hợp tác với ngành y tế, chủ động tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Những bệnh đã có vắc xin phòng bệnh thì cần tiêm vắc xin phòng bệnh không để dịch bệnh bùng phát, tránh những biến chứng nặng nề.

Tiêm chủng là giải pháp quan trọng để phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng mà rất nhiều ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được loại trừ và khống chế hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó rất nhiều ca bệnh đặc biệt là sởi, viêm não Nhật Bản đang nhập viêm lại không tiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ, không đúng lịch.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng phải khám, sàng lọc và chẩn đoán thật kỹ để tránh nhữn tai biến, xử lí thành công các tai biến tiêm chủng.

Mùa hè đặc biệt là giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, thời điểm bệnh viêm màng não hoành hành, do thời tiết thuận lợi muỗi gây bệnh phát triển. Tại Bệnh viện Nhi trung ương từ đầu năm đến nay có khoảng 20 trường hợp mắc các loại viêm não khác... . Tất cả ca bệnh đều chưa được tiêm vacxin phòng bệnh viêm não.

Các bệnh viêm màng não đều rất nguy hiểm, viêm màng não mô cầu dễ thành đại dịch có những thể phát bệnh nặng, tỉ lệ tử vong cao. Còn viêm màng não phế cầu dễ để lại di chứng nặng nề.

Nếu không tiêm chủng vắc xin phòng viêm màng não, bệnh nhân bị viêm não, di chứng, thần kinh, bại não, sống thực vật cả đời, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

tiêm vắc-xin khi còn nhỏ

Tại sao không tiêm vacxin viêm màng nào, trẻ dễ bị di chứng viêm màng não?

Bệnh viêm màng não dễ lây lan, lây mạnh trong mùa hè. Các tác nhân gây bệnh thường lây truyền qua đường hô hấp chủ yếu là do người bệnh hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn gây bệnh nhưng bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua da hoặc qua đồ dùng hàng ngày như ly, tách, điện thoại.

Khi bị bệnh viêm màng não người bệnh sẽ có 2 biểu hiện chính là:

  • Trường hợp thứ nhất: Bệnh nhân có thể bị chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn não một bệnh, triệu chứng này thường gặp ở người cao tuổi, người rối loạn mỡ máu.
  • Trường hợp thứ hai: Bạn có thể bị một hội chứng choáng một chỗ một bên bán cầu não u hoặc xuất huyết não.

Đa phần các ca bệnh viêm màng não vào điều trị là những ca bệnh nặng, có triệu chứng co giật kèm theo những biến chứng nhiễm trùng khác, dù rất cố gắng nhưng tỷ lệ để lại di chứng rất cao. Cụ thể, bệnh viêm màng não tỷ lệ chữa khỏi khoảng 50%, tỷ lệ để lại di chứng nhẹ khoảng 25%, tỷ lệ di chứng nặng khoảng 20-25%, một số trường hợp sống thực vật, tỷ lệ tử vong khoảng 2-3%...

Có một số đưa đi chữa trị sớm sẽ khỏi hoàn toàn, không có di chứng gì, trẻ này phát triển trí tuệ bình thường. Một số khác khỏi nhưng để lại một số di chứng là:

  • Hạn chế vận động, liệt, cứng cơ, chậm phát triển trí tuệ, giảm thính lực.
  • Gây tình trạng ứ nước não thất (não úng thủy)
  • Chậm phát triển về trí tuệ và tinh thần...
  • Di chứng nặng nề, hay gặp nhất là bị giảm thính lực, thậm chí điếc tai
tiêm vắc-xin khi còn nhỏ

Tiêm vắc xin viêm màng não Nhật Bản như thế nào?

Với mức độ nguy hiểm của viêm màng não, ngành y tế khuyến cáo, cần tiêm vắc xin viêm màng não Nhật Bản đúng lịch và đầy đủ để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi
  • Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
  • Mũi 3: Sau mũi 2 là 1 năm
  • Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Vì thế các bậc phụ huynh cần nắm rõ lịch để đưa trẻ tiêm đầy đủ, đúng lịch đảm bảo trẻ có một cơ thể khỏe mạnh.

Làm sao để phòng ngừa viêm màng não?

  • Nên xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ tất cả các ổ bọ gây, tiêu diệt muỗi.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, ở nhà để muỗi không có nơi trú đậu
  • Ngủ màn, không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt
  • Các hộ gia đình cần thường xuyên sử dụng biện pháp để xua, diệt muỗi
  • Nếu có dấu hiệu sốt cao, cùng một số triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương nhất định phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị.
  • Khi trẻ mắc bệnh cần phải cách ly để bệnh không lây lan bùng phát thành dịch.

Mùa hè không chỉ dễ mắc bệnh viêm màng não mà còn một số bệnh khác như sởi, thủy đậu, quai bị... các mẹ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, tăng cường dinh dưỡng hệ miễn dịch cho trẻ.

Xem thêm :

  • Các loại vắc xin viêm màng não cần tiêm cho trẻ
  • Tiêm vắc xin viêm não nhật bản mũi 1 cách mũi 2 bao lâu?
  • Mũi vắc xin viêm não Nhật Bản 1 tiêm vào lúc nào?