Tại sao khi trẻ sinh ra cần phải phát mông để bé khóc

Bất kể đứa trẻ nào khi chào đời, đều cất tiếng khóc, một số trẻ khi ra chưa khóc ngay sẽ được các bác sĩ phát mông trẻ để trẻ bật khóc. Vậy tại sao khi sinh ra cần phải phát mông trẻ sơ sinh? Tiếng khóc đầu đời của trẻ có tác dụng gì? Bài viết dưới đây, Vicare sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Tại sao khi trẻ sinh ra cần phải phát mông để bé khóc Tại sao khi trẻ sinh ra cần phải phát mông để bé khóc

1. Nguyên do phải phát mông trẻ sau sinh

Khí trẻ sơ sinh còn ở trong bụng mẹ, việc hô hấp và cung cấp khí oxy của trẻ sẽ được đưa thông qua dây rốn, khí CO2 của trẻ cũng sẽ được thải qua đường dây rốn. Sau khi trẻ được sinh ra, trẻ sẽ phải tự thở bằng phổi và khí quản chứ không thông dây rốn nữa. Bởi vậy mà tiếng khóc đầu đời của trẻ có nhiệm vụ giúp cho trẻ nở phổi và có thể tự thở để thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, phần lớn khi được đưa ra khỏi bụng mẹ phần lớn các bé chưa khóc ngay, bởi vậy mà các bác sĩ phải kích thích làm cho trẻ khóc bằng cách phát mông trẻ sơ sinh một cái để trẻ cất tiếng khóc chứng tỏ trẻ có thể thích nghi được với môi trường xung quanh.


Sau khi ra ngoài thế giới mới, tiếng khóc đầu đời của trẻ thường kéo dài trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Hơn thế nữa, tiếng khóc đầu đời của trẻ sẽ giúp cho các bác sĩ thấy được trẻ đã được hút hết nước ối, các chất khác trong phổi của bé để có thể thở ở môi trường bên ngoài dễ dàng hơn.


Tuy nhiên việc phát mông trẻ sơ sinh sau khi được sinh ra có thể khiến bé giật mình khóc và khó giữ. Do đó các bác sĩ đã thay thế bằng phương pháp nhẹ nhàng xoa bóp phần lòng bàn chân hoặc chà xát lưng cho bé để bé cất tiếng khóc.

2. Tiếng khóc đầu đời có tác dụng gì?

vicare.vn-tai-sao-khi-tre-sinh-ra-can-phai-phat-mong-de-be-khoc-body-1

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi bước ra thế giới bên ngoài, tiếng khóc đầu đời sẽ có tác dụng rất nhiều cho bé trong việc hô hấp cũng như giúp cho các bác sĩ đoán ra được bé có đang gặp những vấn đề nào về hô hấp hay không.


Nếu như ở trong bụng mẹ trẻ sẽ oxygen vào cơ thể thông qua dây rốn, nhưng khi bước ra khỏi bụng mẹ và tiếp xúc với môi trường bên ngoài đòi hỏi trẻ phải tự thở. Việc đầu tiên giúp trẻ có thể tự thở và thích nghi với môi trường xung quanh đó chính là cất tiếng khóc thật to. Khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, phổi của trẻ sẽ được nạp đầy không khí và lần đầu tiên phôi được nở ra hết khả năng cho phép.


Tiếng khóc đầu đời của trẻ không chỉ là hơi thở, mà nó còn có tác dụng lớn trong việc kích thích 2 lá phổi nhỏ của cơ thể bé hoạt động bình thường. Hơn thế nữa, nó còn giúp cho bé có thể loại bỏ được những chất dịch còn đọng lại trong phổi, mũi hoặc miệng của bé.


Ngoài ra, thông qua tiếng khóc đầu đời của trẻ, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem trẻ có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, có cần điều trị đặc biệt không.

3. Những dấu hiệu nhận biết từ tiếng khóc đầu tiên:

Tiếng khóc đầu đời của trẻ cũng là một cách báo tín hiệu về sức khỏe cũng như tình trạng của trẻ sau khi ra khỏi bụng mẹ.


- Nếu tiếng khóc của trẻ nghe chói tai thì có thể đã có 1 áp lực lớn trong hộp sọ trẻ.

- Nếu tiếng khóc của trẻ khàn, thì có thể trẻ đang bị chuột rút

- Trong trường hợp trẻ khóc nhỏ như 1 chú mèo, thì có thể trẻ đang mắc một căn bệnh di truyền nào đó và cần phải kiểm tra.

- Tiếng khóc của trẻ yếu ớt thì có thể do rối loạn thần kinh hoặc một số biến chứng bất thường khác. Lúc này cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.


Một số trẻ sau sinh không khóc, thì bác sĩ và mẹ cần lưu ý trong năm đầu tiên trẻ rất dễ bị các vấn đề về mũi và cảm lạnh. Hơn thế nữa, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng cũng cao hơn, nặng hơn có thể dẫn đến điếc hoặc nói chậm.


Do vậy, tiếng khóc đầu đời của trẻ có vai trò rất lớn sau khi trẻ được sinh ra. Các bác sĩ sẽ dựa vào đó để đánh giá khả năng thích ứng với thế giới ngoài tử cung của trẻ qua tiếng khóc.