Tại sao khi mang thai thì mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm vùng kín?

Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi trong cơ thể. Một trong những thay đổi đó là ở vùng kín. Thay đổi nội tiết và môi trường của vùng kín khiến cho mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm hơn. Tuy nhiên, nhiễm nấm vùng kín không khó điều trị và sẽ không gây nguy hiểm gì đến thai nhi. Các bà mẹ chỉ cần tìm hiểu về bệnh này để có thể chữa trị kịp thời.

Tại sao khi mang thai thì mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm vùng kín? Tại sao khi mang thai thì mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm vùng kín?

Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi trong cơ thể. Một trong những thay đổi đó là ở vùng kín. Thay đổi nội tiết và môi trường của vùng kín khiến cho mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm hơn. Tuy nhiên, nhiễm nấm vùng kín không khó điều trị và sẽ không gây nguy hiểm gì đến thai nhi. Các bà mẹ chỉ cần tìm hiểu về bệnh này để có thể chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân bị nhiễm nấm vùng kín ở phụ nữ mang thai

Nấm âm đạo thường gây ra bởi các vi khuẩn lên men Candida Albicans. Loại nấm này sống trên da và trong âm đạo nên rất dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín. Nấm thường nằm ủ trong vùng kín cho đến khi môi trường thuận lợi thì sẽ bùng phát.

Ở phụ nữ mang thai, độ pH vùng kín thay đổi, trở nên kiềm tính hơn. Là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, khi mang thai, vùng kín tiết ra nhiều dịch hơn, khiến cho môi trường ẩm ướt, cũng là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Nội tiết tố thay đổi khi mang thai cũng là một phần khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm nấm hơn, gây ngứa vùng kín khi mang thai.

Một trường hợp khác khiến cho phụ nữ hay bị nhiễm nấm vùng kín là khi hệ miễn dịch suy yếu. Thường thì việc sử dụng các loại thuốc steroid hoặc hóa trị sẽ dễ bị nấm. Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường cũng hay bị nhiễm nấm do đường trong nước tiểu là thức ăn tốt cho vi khuẩn.

vicare.vn-tai-sao-khi-mang-thai-thi-me-bau-de-bi-nhiem-nam-vung-kin-body-1
Nội tiết tố thay đổi khi mang thai cũng là một phần khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm nấm hơn.

Triệu chứng nhiễm nấm vùng kín

  • Tiết dịch màu trắng
  • Đau nhức hoặc ngứa vùng kín khi mang thai
  • Tiểu rát, sưng môi âm hộ

Cách điều trị nhiễm nấm vùng kín

Nhiễm nấm vùng kín được điều trị bằng một số thuốc ngoài da như dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt chống nấm. Thuốc mỡ thường được bôi vào ban đêm để thời gian thuốc ở trong âm đạo được lâu hơn. Thuốc viên nén được đặt trong vùng kín có nồng độ thuốc diệt nấm cao, giúp điều trị nấm triệt để.

Lưu ý, nếu bạn bị tiểu rát, có thể uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp giảm tiểu rát.

Tuy nhiên, điều trị nấm cho triệt để không phải là dễ. Rất nhiều phụ nữ sẽ bị tái phát. Nếu nhiễm nấm vùng kín tái phát vài lần, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc uống diệt nấm. Phụ nữ mang thai vẫn nên tránh sử dụng thuốc uống vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Phòng ngừa nhiễm nấm vùng kín

Mặc dù nấm vùng kín rất dễ bị nhiễm, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng một vài biện pháp dưới đây để tránh bị nấm hoặc tránh tái phát:

  • Dùng quần lót vải cotton, loại rộng rãi thoáng mát.
  • Giặt quần lót thật kĩ bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Chú ý nên giặt quần lót thường xuyên, không nên để quá lâu ngày.
  • Vệ sinh vùng kín và thay quần lót hai ngày một lần.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh vì kháng sinh diệt vi khuẩn, khiến cho nấm không bị cạnh tranh và bùng phát.
  • Tránh dùng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa quá mạnh ở vùng kín.
  • Thường xuyên ăn sữa chua để bổ sung các vi khuẩn có lợi.
vicare.vn-tai-sao-khi-mang-thai-thi-me-bau-de-bi-nhiem-nam-vung-kin-body-2
Thường xuyên ăn sữa chua để bổ sung các vi khuẩn có lợi.

Nhiễm nấm vùng kín có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Nhiễm nấm vùng kín thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các thuốc bôi và thuốc đặt chỉ có tác dụng tại chỗ. Nếu điều trị nấm kịp thời, sẽ không tác động gì tới thai nhi. Còn nếu như em bé được sinh ra khi mẹ đang bị nấm, rất có thể có dấu hiệu nấm ở miệng hoặc ban tã do nấm. Các vấn đề này đều có thể điều trị dễ dàng và không để lại hậu quả.

Xem thêm:

  • Thuốc bôi trị nấm ngứa vùng kín
  • Viêm nấm âm đạo căn bệnh phụ nữ cần phải biết
  • Bị bệnh viêm âm đạo có mang thai được không?