Tại sao khi mang thai chị em rất dễ mắc bệnh răng miệng?

Theo nghiên cứu, có tới 70% phụ nữ khi mang bầu đều gặp vấn đề về răng nướu trong suốt thai kỳ. Vậy tại sao khi mang thai mắc bệnh răng miệng và cách chăm sóc răng miệng, bài viết sẽ giúp giải đáp thắc mắc.

Tại sao khi mang thai chị em rất dễ mắc bệnh răng miệng? Tại sao khi mang thai chị em rất dễ mắc bệnh răng miệng?

Nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi rất nhiều khi mang thai, đồng thời cũng là đối tượng dễ mắc bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong thời kỳ chị em phụ nữ mang thai mắc bệnh răng miệng lại không hề đơn giản bởi việc điều trị liên quan tới thuốc uống hay cần phẫu thuật đều gây nguy hiểm tới thai nhi. Theo nghiên cứu, có tới 70% phụ nữ khi mang bầu đều gặp vấn đề về răng nướu trong suốt thai kỳ. Vậy tại sao khi mang thai mắc bệnh răng miệng và cách chăm sóc răng miệng, bài viết sẽ giúp giải đáp thắc mắc.

Tại sao khi mang thai mắc bệnh răng miệng?

  • Thay đổi về canxi

Ai cũng biết khi mang bầu người phụ nữ cần bổ sung nhiều sắt và canxi cho thai nhi. Nếu thiếu chất này sẽ khiến răng trở nên xốp và khả năng bị sâu răng cao hơn

  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt thay đổi khi mang thai

Thay vì ăn uống, sinh hoạt bình thường thì nhiều chị em khi mang bầu sẽ ăn nhiều hơn và ăn thành nhiều bữa với mong muốn để bổ sung năng lượng cũng như cung cấp dưỡng chất cho con. Ngoài ra nhiều người lại có hứng thú (nghén) ăn các loại thực phẩm chua hoặc ngọt. đây cũng là nguyên nhân gây viêm nướu và sâu răng.

  • Thay đổi về hormone

Khoảng tháng thứ 2 có thai, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh chóng làm lưu lượng máu vào nướu tăng nhiều sẽ khiến viêm nướu nặng hơn. Hậu quả làm đau răng, nướu sưng, đỏ hay bị chảy máu khi đánh răng. Nếu nặng hơn còn có thể bị u nướu. viêm nướu có thể bị nặng hơn vào tháng thứ 7,8 và sẽ giảm dần vào tháng thứ 9.

Triệu chứng mắc bệnh răng miệng thường gặp của phụ nữ khi mang thai

vicare.vn-tai-sao-khi-mang-thai-chi-em-rat-de-mac-benh-rang-mieng-body-1
  • U hạt sinh mủ

U hạt sinh mủ có màu đỏ xuất hiện ở nướu. đây là sự phản ứng của cơ thể với những mảng bám trên răng. Khi xuất hiện chúng sẽ gây chảy máu hoặc bị loét. Thông thường khi đẻ xong chúng sẽ tự mất đi, tuy nhiên cũng có trường hợp chúng không mất được sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt. đến bệnh viện để cắt bỏ là cách giải quyết hiệu quả nhất.

  • Sâu răng

Cơ thể thay đổi, phụ nữ khi mang thai có nhu cầu thèm ăn những thực phẩm chứa nhiều glucose dẫn tới tình trạng sâu răng.

  • Viêm nướu

Theo nghiên cứu có tới 90% phụ nữ bị viêm nướu trong giai đoạn mang thai. Viêm nướu làm nướu bị sưng, đau và rất dễ chảy máu. Với những ai có tiền sử mắc bệnh viêm nướu thì vấn đề này sẽ còn nặng hơn nhiều khi mang thai.

  • Khô miệng

Thay đổi hormone khiến phụ nữ khi mang thai bị giảm tiết nước bọt làm khô miệng. Bổ sung nhiều chất xơ, ăn trái cây mọng nước, uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tình trạng.

Nên làm gì để hạn chế mắc bệnh răng miệng khi mang thai?

  • Dùng miếng băng hay gạc sạch có chứa kem đánh răng để lau sạch răng nếu bị nôn khi đánh răng.
  • Đánh răng 2 lần/ngày khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa nhiều flour để bổ sung canxi giúp làm sạch, loại bỏ các mảng bám có trên bề mặt của răng. Vệ sinh lưỡi để làm sạch mảng bám trên lưỡi. nên dùng thêm các sản phẩm dung dịch súc miệng để diệt khuẩn, sạch khoang miệng hơn
  • Thay bàn chải cá nhân khoảng 2 tháng/lần. lựa chọn sản phẩm có chất liệu mềm để tránh làm tổn thương nướu.
  • Nên sử dụng chỉ tơ nha khoa thay vì tăm để vừa làm sạch kẽ răng hơn đồng thời tránh làm hở kẽ răng dễ gây dắt thức ăn vào.
  • Hạn chế đồ ngọt, thay vào đó bổ sung nhiều rau củ xanh, trái cây tươi. Uống nhiều sữa, bổ sung nhiều canxi. Giảm muối và thức ăn chứa nhiều chất béo. Nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, chín nhừ, vừa tránh gây tổn thương răng lại dễ tiêu hóa.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Nên lấy cao răng thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh răng miệng sớm.
vicare.vn-tai-sao-khi-mang-thai-chi-em-rat-de-mac-benh-rang-mieng-body-2

Đặc biệt với những ai có dự định mang bầu nên đi khám răng miệng trước để nha sỹ kiểm tra, làm sạch cũng như kịp thời điều trị khi có vấn đề.

Theo nghiên cứu đã chứng minh, mắc bệnh răng miệng khi mang thai sẽ khiến răng miệng của trẻ nhỏ ít nhiều bị tổn thương. Một người mẹ có vấn đề răng miệng khi mang thai thì răng miệng trẻ cũng không tốt bằng một đứa trẻ được sinh ra bởi người mẹ sức khỏe răng miệng bình thường. Bởi vậy các chị em nên theo dõi, chăm sóc, vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh mắc bệnh răng miệng khi mang thai để bảo vệ bản thân và thai nhi.

Xem thêm:

  • Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Cách làm giảm đau răng khi mang thai hiệu quả