Tại sao khi mắc sốt xuất huyết thì không nên ăn dưa hấu?

Giữa ngày hè nắng nóng hay khi trong người nóng bức, một miếng dưa hấu mọng nước mát lạnh có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, hãy cực kì cẩn thận với dưa hấu nếu bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu bị sốt xuất huyết. Vì sao?

Tại sao khi mắc sốt xuất huyết thì không nên ăn dưa hấu? Tại sao khi mắc sốt xuất huyết thì không nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu giải nhiệt nhưng không dành cho người sốt xuất huyết

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần của dưa hấu chứa tới 91,5% nước và hàm lượng vitamin A, vitamin C cao, có thể cung cấp từ 17-20% lượng vitamin A, vitamin C cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu còn có chứa lycopene - chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho tế bào và cải thiện hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, ngoài khả năng giải tỏa cơn khát, hạ nhiệt vô cùng tốt, dưa hấu còn giúp bạn tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn.

Rất nhiều người đã chọn dưa hấu là giải pháp hạ nhiệt, bù nước khi có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh có triệu chứng đi kèm của bệnh sốt xuất huyết như đau cơ khớp, nổi mẩn ở cánh tay, chân thì hãy cẩn thận với dưa hấu.

vicare.vn-tai-sao-khi-mac-sot-xuat-huyet-thi-khong-nen-an-dua-hau-body-1

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng Khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1: “Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có các dấu hiệu xuất huyết da tạo thành các nốt mẩn đỏ, xuất huyết niêm mạc khiến chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa biểu hiện đau bụng, ói máu, đại tiện phân đen. Do vậy, người bị sốt xuất huyết hay có dấu hiệu bệnh không nên ăn các thực phẩm có màu sẫm, đỏ, nâu, đen để các bác sĩ dễ dàng nhận biết các biểu hiện tiến triển của bệnh”. Như vậy, người mắc bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen như nước ngọt có gas, nước trái cây sẫm màu, canh củ dền, dưa hấu... Điều này giúp các bác sĩ có thể nhận biết được bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày mà không nhầm lẫn với màu thực phẩm.

Hơn nữa, dưa hấu là thực phẩm sống, nguội nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Chất chống oxy hóa lycopene chứa trong dưa hấu cũng gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn khi đưa vào cơ thể lượng lớn. Vì vậy, người sốt xuất huyết với thể trạng yếu, tiêu hóa kém càng cần phải tránh ăn loại quả này.

Ngoài việc không được ăn dưa hấu và các loại đồ ăn sẫm màu, người bị sốt xuất huyết cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn cay, nóng: kích thích dạ dày, dễ gây chảy máu dạ dày, sẽ làm tăng nhiệt cơ thể làm bệnh thêm nặng và ảnh hưởng đến sự hồi phục của người bệnh.
  • Thức ăn lạnh: khiến cho bệnh lâu khỏi, mệt mỏi.
  • Đồ chiên, xào rán: gây khó tiêu, chướng bụng.
  • Trà: bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nếu uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Không chỉ vậy, trà có chứa một số chất khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, rất không tốt cho người bệnh.

Người sốt xuất huyết nên ăn gì?

vicare.vn-tai-sao-khi-mac-sot-xuat-huyet-thi-khong-nen-an-dua-hau-body-2
Người bệnh nên uống các loại nước ép trái cây sáng màu (nước cam, nước bưởi, nước chanh, nước dừa)

Mặc dù cần phải thận trọng với một số loại thực phẩm, người bị sốt xuất huyết cũng không nên kiêng cữ quá nhiều. Người bệnh cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên ăn các loại thức ăn dễ hấp thu và có thể bù nước như cháo thịt băm nấu cùng với rau củ quả, các loại canh, súp. Không nên ăn cơm, các thức ăn cứng khó nuốt. Nên cho người bệnh ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn từng ít một để tránh tình trạng nôn ói.

Người bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao kèm nôn, buồn nôn nên dễ bị mất nước. Chính vì vậy, biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất đối với người bệnh là bù nước và điện giải. Người bệnh nên uống các loại nước ép trái cây sáng màu (nước cam, nước bưởi, nước chanh, nước dừa) vì những loại nước này chứa nhiều khoáng chất và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền hơn sẽ làm thuyên giảm bệnh. Uống dung dịch Oresol cũng là cách bù nước và điện giải nhanh, hiệu quả trong điều trị bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, người bị sốt xuất huyết có thể uống sữa để bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm:

  • 3 loại nước rất tốt cho người mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng bạn đã biết cách dùng đúng hay chưa?
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè
  • Chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết