Tại sao khi bị viêm phế quản cấp mùa lạnh không nên dùng thuốc kháng sinh

Viêm phế quản là bệnh lí đường hô hấp thường gặp, bệnh gặp cả ở người lớn và trẻ em. Đặc biệt bệnh gia tăng vào mùa đông. Kháng sinh thường được sử dụng trong các bệnh lí đường hô hấp, tuy nhiên không nên dùng với trường hợp bị viêm phế quản. Vậy tại sao khi bị viêm phế quản cấp vào mùa lạnh không nên dùng kháng sinh?

Tại sao khi bị viêm phế quản cấp mùa lạnh không nên dùng thuốc kháng sinh Tại sao khi bị viêm phế quản cấp mùa lạnh không nên dùng thuốc kháng sinh

Viêm phế quản là bệnh lí đường hô hấp thường gặp, bệnh gặp cả ở người lớn và trẻ em. Đặc biệt bệnh gia tăng vào mùa đông. Kháng sinh thường được sử dụng trong các bệnh lí đường hô hấp, tuy nhiên không nên dùng với trường hợp bị viêm phế quản. Vậy tại sao khi bị viêm phế quản cấp vào mùa lạnh không nên dùng kháng sinh?

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng các niêm mạc đường hô hấp, đặc biệt ở trong lòng phế quản bị tổn thương. Biểu hiện đặc trưng là sự phù nề tổ chức niêm mạc lót lòng phế quản do viêm, tăng tiết các chất dịch ra lòng phế quản. Nhiều bệnh nhân còn có các triệu chứng của co thắt cơ trơn khí phế quản. Những quá trình này gây nên các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, tăng tiết dịch đường hô hấp, ho có đờm, ...

Ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng nhiễm bệnh mà mức độ bệnh sẽ khác nhau. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 10-15 ngày mà không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên có một số người, đặc biệt ở người già và trẻ em, bệnh có thể diễn biến nặng, gây khó thở nhiều, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Những trường hợp có biến chứng gây bội nhiễm, viêm phổi, suy hô hấp thì cần điều trị tích cực để phòng tránh biến chứng xảy ra.

vicare.vn-tai-sao-khi-bi-viem-phe-quan-cap-mua-lanh-khong-nen-dung-thuoc-khang-sinh-body-1

Điều trị viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp thường do virus gây ra, đặc biệt hay gặp vào mùa lạnh do thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh giúp virus dễ dàng phát tán và tấn công cơ thể. Tình trạng miễn dịch cơ thể suy yếu cũng là một yếu tố giúp virus dễ dàng xâm nhập. Vào mùa lạnh, niêm mạc đường hô hấp không được làm ấm đủ cũng dễ bị suy giảm chức năng và khả năng chống đỡ với các tác nhân, vì vậy virus dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị chống virus đặc hiệu, vì vậy điều trị bệnh viêm phế quản cấp chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch để tăng khả năng chống đỡ với các tác nhân bên ngoài.

  • Thuốc long đờm : các thuốc long đờm giúp đờm được dễ dàng thoát ra khỏi đường hô hấp và đi ra ngoài. Thuốc giúp người bệnh thấy dễ thở hơn, dễ chịu hơn, không còn khò khè và đờm nhiều.
  • Thuốc hạ sốt: sốt thường gặp trong những ngày đầu của bệnh do phản ứng của cơ thể trước các tác nhân ngoại lai. Sốt nhẹ thì chỉ cần chườm ấm để hạ sốt, với những trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C thì cần sử dụng thuốc hạ sốt để cắt cơn sốt. Đặc biệt ở trẻ nhỏ không nên để sốt cao kéo dài vì có thể gây sốt cao co giật, ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh sau này của trẻ.
  • Thuốc giảm đau : nếu người bệnh có các triệu chứng đau mỏi cơ, đau đầu ... là hoàn toàn bình thường trong viêm phế quản cấp. Tuy nhiên nếu đau nhiều khiến người bệnh khó chịu thì một liều thuốc giảm đau giúp cải thiện triệu chứng đau nên được sử dụng.
  • Bù điện giải, bổ sung nước: bổ sung nước vào có tác dụng làm hòa loãng đờm để chúng dễ dàng ra ngoài đường hô hấp. Điện giải là một yếu tố quan trọng để nâng cao thể trạng cho cơ thể.
vicare.vn-tai-sao-khi-bi-viem-phe-quan-cap-mua-lanh-khong-nen-dung-thuoc-khang-sinh-body-2
  • Kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng điều trị với virus. Trong viêm phế quản cấp, kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có tình trạng bội nhiễm, biểu hiện bằng ho đờm đặc, đờm trắng đục, vàng hoặc xanh, khạc đờm mủ. Những trường hợp có đờm như vậy thể hiện đã có tình trạng nhiễm vi khuẩn trong đường hô hấp và kháng sinh nên được sử dụng để điều trị vi khuẩn bội nhiễm với những người bệnh này.

Những trường hợp bị viêm phế quản bội nhiễm bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh điều trị, kê đơn cho bạn. Không nên tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Liều lượng, đường dùng, thời gian sử dụng sẽ tùy thuộc mức độ bội nhiễm nặng hay nhẹ của bạn.

Viêm phế quản cấp vào mùa lạnh không nên dùng kháng sinh

Như đã nói ở trên, viêm phế quản cấp hay gặp vào mùa lạnh và thường do nguyên nhân virus. Kháng sinh không có tác dụng trong điều trị virus mà chỉ có tác dụng trong việc điều trị vi khuẩn. Vì vậy không nên dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản cấp vào mùa lạnh.

Chỉ nên sử dụng kháng sinh để điều trị các trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn do viêm phế quản cấp.

Phòng bệnh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy phòng bệnh là một biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe.

  • Giữ ấm vào mùa lạnh, hạn chế ra ngoài vào mùa lạnh. Khi ra ngoài cần mặc ấm, tránh tiếp xúc với khí hậu lạnh. Đặc biệt cần bảo vệ niêm mạc đường hô hấp để hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm : cúm dễ dàng gây viêm phế quản cấp, vì vậy tiêm vắc xin phòng cúm là một biện pháp hạn chế mắc bệnh. Đặc biệt những người hay bị nhiễm cúm, người suy giảm miễn dịch thì nên tiêm phòng trước màu đông xuân để tạo miễn dịch chủ động trước.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế khói bụi trong nhà, nếu có dị ứng thì tránh các tác nhân dị ứng để không gây kích thích niêm mạc mũi họng.
  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên nếu có như nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn vùng hàm mặt,...
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường và nơi công cộng để tránh khói bụi, tránh các tác nhân lạ có hại từ môi trường.
  • Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể, có tác dụng rất tốt trong phòng tránh bệnh đường hô hấp nói chung và viêm phế quản cấp nói riêng.

Xem thêm:

  • Viêm phế quản co thắt có lây không?
  • Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản như thế nào?