Tại sao dân công sở dễ mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Chứng suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi, có ở cả nam và nữ nhưng thường ở nữ nhiều hơn. Đặc biệt những người hay ngồi nhiều một vị trí rất dễ mắc bệnh này, ví dụ như dân công sở. Vậy tại sao dân công sở dễ mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Tại sao dân công sở dễ mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Chứng suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi, có ở cả nam và nữ nhưng thường ở nữ nhiều hơn. Đặc biệt những người hay ngồi nhiều một vị trí rất dễ mắc bệnh này, ví dụ như dân công sở. Vậy tại sao dân công sở dễ mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Việc thường xuyên ngồi lâu khiến dân văn phòng có nguy cơ mắc phải căn bệnh mất thẩm mĩ, mà chẳng bạn gái nào muốn bị đó là suy giãn tĩnh mạch, thường bệnh xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động, và tỉ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì? Dấu hiệu để nhận biết
Hệ tĩnh mạch ngoại biên gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Bình thường, máu chảy từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên vào tĩnh mạch sâu rồi về tim nhờ vào sự co cơ và các van tĩnh mạch. Các van này như cánh cửa một chiều giúp máu không thể chảy ngược trở lại. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó khiến các van này bị tổn thương và tĩnh mạch bị giãn, khiến máu chảy theo chiều ngược lại, ứ đọng ở ngoại vi và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi nặng ở chân bắp chân, đôi khi có cảm giác như kiến bò, nóng rát đặc biệt là về đêm. Ở giai đoạn này nhiều người thường bỏ qua cho đến khi chân sưng phù, chuột rút, tê rần bắp chân, thông thường đến lúc đó búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da, loét da chân, viêm tĩnh mạch, thì rất khó chữa trị.
Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch
Theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch như tuổi tác, béo phì, chế độ làm việc, mang thai nhiều lần, tiếp xúc với nắng nóng, mang giày cao gót hay diện những trang phục bó sát làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay cơ chế của bệnh giãn tĩnh mạch vẫn chưa được xác định chính xác. Dưới đây là các nguyên nhân được đề xuất có thể gây ra bệnh:
- Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
- Giới tính: Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
- Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng...
- Cơ thể quá nặng gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân
- Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một nguy cơ.
Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như gãy xương bó bột hay phải nằm bất động lâu... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
Tại sao dân công sở dễ mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 - 50 làm công việc đứng lâu ngồi nhiều như các chị em dân công sở. Do đặc thù công việc ít vận động, phải ngồi lâu một chỗ khiến máu bị dồn xuống hai chân, tăng áp lực tĩnh mạch. Lâu ngày sẽ gây ra những tổn thương ở van tĩnh mạch khiến van không đủ khả năng chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới dẫn tới máu bị ứ ở hai chân và suy giãn tĩnh mạch. Đó là lý giải vì sao dân công sở dễ mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch
Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
- Cảm giác tức nặng và mỏi ở chân khi đứng quá lâu
- Đau khi hoạt động nhiều
- Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân
- Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét
- Chân bị sưng to, đau buốt và thường bị chuột rút về đêm.
Nhiều tĩnh mạch giãn lớn khiến ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân dẫn tới viêm loét da, nhiễm trùng làm mất khả năng lao động, thậm chí có trường hợp phải cắt cụt chân.
Viêm tắc tĩnh mạch sâu, tạo nên các khối thuyên tắc, các khối này có thể di chuyển lên tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn tới tử vong đột ngột.
Cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch
Khi đã biết lý do vì sao dân công sở dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch, các bạn cần phải đề phòng. Để tránh bệnh chúng ta cần lưu ý:
- Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
- Khi nghỉ ngơi, nên kê chân cao
- Ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày
- Có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
- Hạn chế đi giày cao gót
Các chuyên gia khuyến cáo tất cả các trường hợp thấy triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch cũng nên đến phòng khám chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời. Những đối tượng là dân văn phòng, giáo viên, người thường xuyên phải đứng hay ngồi làm việc trong thời gian dài cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách thường xuyên vận động, đổi tư thế làm việc từ 30 đến 40 phút một lần.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Tùy vào từng bệnh nhân và sự tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một biện pháp riêng lẻ hay kết hợp các phương pháp dưới đây:
Dùng băng và vớ có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, sẽ giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm chậm tiến triển của bệnh.
Dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.
Đốt Laser nhiệt lượng từ sợi laser sẽ đốt cháy tĩnh mạch bị giãn khiến tĩnh mạch này bị phá hủy. Liệu pháp này sẽ được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn.
Trong trường hợp đã xảy ra bội nhiễm và loét ở chân, ngoài các phương pháp trên cần kết hợp điều trị, chăm sóc tại vết loét và dùng kháng sinh để chống bội nhiễm.
Với trường hợp mới mắc, người bệnh có thể sử dụng vớ y khoa hoặc gel bôi Ginkor Frais để hỗ trợ điều trị ngay tại nhà, thuốc có thể phát huy tác dụng sau 5 phút sử dụng sản phẩm. Bệnh nhân dùng thường xuyên khi đau, hay có các triệu chứng tê mỏi sưng chân, cẳng chân sau khi đi bộ nhiều, kết hợp massage từ dưới lên trên để phát huy công dụng.
Trên đây là một số thông tin về việc tại sao dân công sở dễ mắc chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mong rằng sau bài viết này các chị em công sở sẽ biết cách chăm sóc cho đôi chân của mình luôn khỏe mạnh không bị tổn thương vì bất kỳ lý do gì.
Xem thêm:
- 5 tư thế chuẩn tránh bệnh đau vai gáy ở dân công sở
- Công sở cũng có thể thành ổ dịch sốt xuất huyết
- Các bệnh lý về mắt thường gặp của dân công sở hiện nay là gì?