Tại sao chúng ta chưa bao giờ nghe tới bệnh ung thư tim
Có rất nhiều loại ung thư trên cơ thể người. Vậy tại sao chúng ta lại chưa bao giờ nghe tới bệnh “ung thư tim”? Liệu có phải trái tim, vốn từ lâu được coi là biểu tượng cho tình yêu, là một bộ phận có khả năng kháng cự loại bệnh chết người này? Lý do mà chúng ta chưa bao giờ nghe tới ung thư tim lại đơn giản hơn rất nhiều. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tại sao chúng ta chưa bao giờ nghe tới bệnh ung thư tim
Có rất nhiều loại ung thư trên cơ thể người. Vậy tại sao chúng ta lại chưa bao giờ nghe tới bệnh “ung thư tim”? Liệu có phải trái tim, vốn từ lâu được coi là biểu tượng cho tình yêu, là một bộ phận có khả năng kháng cự loại bệnh chết người này?. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Ung thư cơ bản là gì
Cơ thể chúng ta có vô vàn các tế bào, theo một ước tính thì con só đó rơi vào khoảng 37,2 nghìn tỷ. Khi chúng ta khỏe mạnh, các tế bào liên kết và cùng làm việc xuyên suốt cơ thể. Trong khi đó , chúng cũng làm việc độc lập như lớn lên, phân chia (để tạo ra tế bào con thay thế) và chết đi. Định nghĩa về ung thư đơn giản có thể hiểu là sự bất thường phát sinh trong những quá trình trên.
Ung thư bắt đầu khi các tế bào bắt đầu mất kiểm soát. Lý do là bởi ADN, thành phần gen được chứa trong nhân mỗi tế bào, bị phá hoại. Thông thường, một tế bào sẽ tự chữa lành các ADN lỗi, hoặc đơn giản chúng sẽ tự chết đi, nhưng tế bào ung thư sẽ không tự chữa lành cũng không chết đi. Thay vào đó, chúng sẽ phân chia, tạo ra nhiều tế bào bất thường với các ADN lỗi. Một đặc tính khác thường khác của tế bào ung thư là chúng có khả năng phát triển trở thành mô. Các tế bào thường không có khả năng đó.
Vậy nên khi Moynihan nói rằng ung thư tim tới từ “các bộ phận khác của cơ thể”, ông đang đề cập tới sự xâm lấn tế bào– ung thư bắt đầu từ một nơi khác, nhưng chúng xâm nhập vào tim.
Tiến sĩ Mitchell Gaynor, Phó giáo sư y học thực hành tại Cao đằng Y Dược Weill Cornell, đã chia sẻ với Medical Daily rằng khối u tim thứ cấp phổ biến nhất thường “xuất phát từ phổi, cuống họng, cũng có thể từ gan hay dạ dày. Ngay cả dạng tế bào bạch cầu cũng có thể hình thành u tim.” Quan trọng hơn, tất cả các loại khối u kể trên “thường xuất phát từ phía tim phải”, Gaynor giải thích rằng “Đó là nơi máu được bơm vào trái tim”. Nhưng khối u nào thì cũng là khối u. Làm sao bác sĩ có thể biết nơi khối u xuất phát từ đâu, nhất là khi một khối u mới có thể xuất hiện rất lâu sau khối u nguyên phát được phát hiện? Khi một khối u mới xuất hiện, tế bào của chúng sẽ giống hệt tế bào ung thư nguyên phát. Lấy một ví dụ cụ thể: Nếu một người mắc ung thư tuyến tụy, và nó di căn tới não khiến cho khối u xuất hiện trong não. Khi sử dụng kính hiển vi, các bác sĩ sẽ thấy tế bào ung thư này khác hoàn toàn so với tế bào của người mắc ung thư não bởi tế bào ung thư của anh ta sẽ giống hoàn toàn với tế bào ung thư nguyên phát ở tụy.
Nếu khối u di căn tới tim là chuyện bình thường, tại sao ung thư nguyên phát tại tim lại khó phát triển đến vậy? Theo Gaynor, lý giải bắt nguồn và kết thúc bởi bộ gen chúng ta.
Lý do chúng ta không mắc ung thư tim
Như đã biết, chúng ta nhận nửa số gen từ mẹ và nửa còn lại từ bố. Tuy có vẻ như “số phận di truyền” của chúng ta đã được định đoạt “Điều đó tuyệt nhiên không đúng”, theo Gaynor, người có cuốn sách “The Gene Therapy Plan” (Kế hoạch trị liệu Gen) được xuất bản năm 2015. “Chúng ta biết biểu hiện gen sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời con người,”, ông nói. Thực tế, môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến việc gen nào sẽ được biểu hiện ra bên ngoài cũng như chúng sẽ biểu hiện ra với mức độ như thế nào. Và bởi chất gây ung thư tới từ đồ ăn cũng như môi trường, đó chính là một trong rất nhiều lý do ảnh hưởng tới gen nào sẽ được biểu hiện hay kích hoạt.
“Rất nhiều độc tố được phát hiện trong mô ngực vì ngực chứa rất nhiều mô mỡ” Gaynor giải thích. “Độc tố cũng được tìm thấy nhiều nhất ở những nơi tập trung nhiều mỡ.”
Trong khi cơ thể chúng ta có một hàng rào chống lại các chất độc dưới dạng enzim khử độc và được bảo vệ bởi các vi dưỡng có khả năng ức chế khối u, các độc tố trong các mô mỡ vẫn biến đổi gen chúng ta. Chính điều này đã dẫn tới ung thư trong các tế bào cơ thể, đặc biệt là những tế bào có nhiều mô mỡ.
Điều này đã giải thích tại sao tim lại là một trược hợp ngoại lệ.
“Không có nhiều mô mỡ trong tim”, Gaynor nói. Thêm vào đó “Tim được bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng”, ông giải thích. Được biết tới với cái tên “lớp màng ngoài tim”, túi đầy dịch lỏng này có thể trở thành đối tượng tấn công của ung thư và có thể hình thành khối u bên ngoài nó. Tuy nhiên, nó vẫn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ trái tim quý giá của chúng ta.
Vậy nên, tuy rằng ung thư có thể xuất hiện bất cư nơi nào có tế bào, trái tim vô hình chung được coi như miễn nhiễm với ung thư nhờ vào cấu tạo cơ và sự trợ giúp của lớp màng ngoài.
Qua bài viết này chắc chắn bạn đọc sẽ hiểu được phần nào về băn khoăn tại sao người ta không gọi là Ung thư Tim.
Nguồn: Medicaldaily