Tại sao cạo gió da lại đỏ?

Khi bị cảm, cạo gió là phương pháp dân gian chữa trị hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Vậy cạo gió tại sao da lại đỏ, có phải da phải đỏ cảm mạo sẽ khỏi? Dưới đây Vicare sẽ giải đáp giúp bạn.

Tại sao cạo gió da lại đỏ? Tại sao cạo gió da lại đỏ?

Khi bị cảm, cạo gió là phương pháp dân gian chữa trị hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Vậy cạo gió tại sao da lại đỏ, có phải da phải đỏ cảm mạo sẽ khỏi? Dưới đây HoiBenh sẽ giải đáp giúp bạn.

Cạo gió là gì?

Dân gian có một bệnh cảm mạo, trúng gió được hiểu là bị gió độc thâm nhập vào cơ thể, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân. Và lúc này người ta thường cạo gió để đưa gió độc ra bên ngoài.

Cạo gió, đánh cảm là những tác động vật lý tích cực như bàn cạo gió, dây chuyền, bạc nguyên chất hoặc một số hỗn hợp nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, gừng, tỏi, rượu trên một số bộ phận của cơ thể. Vị trí cạo gió thường là lưng, ngực, gáy, bụng, cánh tay, cẳng tay.

Việc cạo gió theo các kinh mạch tạo thành các điểm, nốt tụ máu, xuất huyết trên da, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, đào thải khí độc, làm đầu óc không mệt mỏi, thanh nhiệt giải độc.

Nơi cạo gió phải chọn nơi ấm áp, phòng kín, không bị gió thổi trực tiếp. Bộc lộ vùng cơ thể cần cạo, thoa dầu gió lên vị trí sắp cạo và dùng dụng cụ cạo có thể là đồng tiền kim loại, thìa, cốc, chén. Nếu cạo ở lưng sẽ cạo theo hình “xương cá” song song với các xương sườn, caoj dọc hai đường hai bên lưng. Cạo đến khi vùng da đỏ sẽ chuyển sang cạo đường khác.

Cạo xong, người bệnh phải mặc đồ kín, ấm, nghỉ ngơi và tránh ra gió. Cùng với đó người bị trúng gió hoặc ăn cháo nóng, gia vị cay như tiêu, hành tiết ra nhiều mồ hôi.

Sau khi cạo gió người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, triệu chứng mệt mỏi cũng giảm sau khi cạo gió. Khi cạo gió ta thấy các vết đỏ trên da. Vậy tại sao cạo gió da lại đỏ?

vicare.vn-tai-sao-cao-gio-da-lai-do-1

Tại sao cạo gió da lại đỏ?

Theo quan niệm của Tây y cạo gió rất đáng sợ vì nhìn vào chúng ta sẽ thấy cơ thể người bệnh bị bầm dập, ngoằn ngoèo, nguy cơ khiến bệnh nặng thêm. Nguyên nhân là do:

Dưới tác động của lực cạo lên phần mềm sẽ gây tổn thương lớp biểu bì và mô bên dưới, dẫn đến bầm dập, rướm máu, gây ra xuất huyết dưới da, trầy xước vùng cạo gió. Đó là lí do tại sao cạo gió da lại đỏ.

Hơn nữa, cạo gió còn là cơ hội gây ra nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm một số khuẩn lây lan qua đường máu thông qua vật dụng cạo gió, được sử dụng qua nhiều người. Với trẻ em thì càng không nên cạo gió vì da trẻ nhỏ dễ xuất huyết, nguy hiểm hơn.

Theo y học cổ truyền, cạo gió sẽ giúp lưu thông mạch máu, các thao tác cạo gió sẽ tác động lên vùng cơ bị nhức mỏi, kèm theo tác dụng ấm nóng của tinh dầu (dầu xoa), gây giãn cơ, giãn mạch máu tại các vùng đau nhức, giảm co thắt cơ, giảm đau nhanh. Hơn nữa tinh dầu tác động qua da, qua khứu giác làm êm dịu thần kinh tại chỗ, toàn thân.

Ngoài ra yếu tố tâm lí được người thân quan tâm, chăm sóc khi đau ốm cũng khiến người bệnh tinh thần phấn chấn, bệnh mau khỏi hơn.

vicare.vn-tai-sao-cao-gio-da-lai-do-2

Những điều cần lưu ý khi cạo gió

Ngoài thắc mắc tại sao cạo gió da lại đỏ rất nhiều người trong chúng ta quan tâm đến làm sao để cạo gió an toàn. Để cạo gió hiệu quả, an toàn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:

  • Tốt nhất sử dụng vật cạo gió là củ gừng, an toàn, tận dụng tinh dầu ấm, nóng
  • Nên cạo gió trong phòng kín, tránh gió mùa
  • Không nên dùng dầu xoa mà thành phần có tinh dầu bạc hà, tinh dầu này bốc hơi nhanh, dễ gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, bạn sẽ thấy ấm nóng nhưng sau đó sẽ thấy mát và lạnh vùng xoa đầu.
  • Tuyệt đối không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo dễ gây tổn thương da, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh lây lan đường máu.
  • Không nên dùng lực mạnh tác động lên vùng cạo gió, dễ gây tổn thương da, nhiễm khuẩn.
  • Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng, bạn không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm
  • Không nên cạo vùng cơ cổ.
  • Sau khi cạo gió cần giữ ấm cho cơ thể, ăn cháo hành giải cảm
  • Cạo gió chỉ thực sự hiệu quả trong trường hợp bị cảm do thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, nhức mỏi chân tay do làm việc quá độ. Còn nếu cảm do bệnh lý như cao huyết áp, viêm xoang, tim mạch thì cần phải đến bác sĩ để chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị.

Vừa rồi HoiBenh đã giải thích tại sao cạo gió da lại đỏ, nguyên tắc khi cạo gió. Bạn hãy ghi nhớ để áp dụng đúng và an toàn.

Xem thêm :

  • Phụ nữ mang thai có được cạo gió không?
  • Bị bệnh chân tay miệng có cần kiêng gió không?
  • Bị sốt xuất huyết có phải kiêng gió không?