Tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh?

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2014 có khoảng 70-90% phụ nữ Việt Nam từng mắc các bệnh phụ khoa, trong khi đa số các chị em đều cho rằng mình rất chỉnh chu trong việc chăm sóc vùng kín. Vậy, tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh?

Tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh? Tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh?

Những thói quen sai lầm khi vệ sinh vùng kín hàng ngày

  • Rửa bằng sữa tắm, xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh:

Đây là một sai lầm thường gặp, nhất là vào mùa hè. Nhiều phụ nữ tranh thủ khi tắm liền vệ sinh ngay vùng kín bằng chính loại sữa tắm, xà phòng đang dùng. Những sản phẩm này có tính sát khuẩn cao lại có tính kiềm, sẽ làm thay đổi pH âm đạo từ đó gây mất cân bằng sinh lý âm đạo. Do vậy, chị em vừa dễ bị viêm nhiễm vùng kín, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ tình dục.

  • Ngâm vùng kín trong chậu nước:

Nhiều phụ nữ có thói quen tắm bồn thường ngâm cả người trong bồn tắm, hoặc nhiều phụ nữ khi vệ sinh vùng kín thường ngâm trong nước. Như vậy, vô tình, những vi khuẩn vốn có sẵn ở hậu môn được dịp lan vào nước và tấn công lại vùng kín.

  • Rửa xối bằng vòi nước mạnh thẳng vào sâu vùng kín:

Dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen tia nước nhẹ rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín là một phương pháp vệ sinh vùng kín đúng cách. Nhưng nếu dùng vòi nước mạnh xối thẳng vào vùng kín thì lại gây hại. Dùng nước mạnh này sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị đánh bật ra khỏi đây, vì thế, vùng nhạy cảm của bạn lại càng có nguy cơ dễ viêm nhiễm hơn do không được chúng bảo vệ.

  • Tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của thầy thuốc:

Rất nhiều phụ nữ băn khoăn, thắc mắc tại sao mình vệ sinh vùng kín rất kỹ, dùng đúng loại dung dịch vệ sinh phù hợp mà vẫn bị viêm. Lý giải điều này, các bác sĩ đã tìm hiểu cụ thể cách thức họ vệ sinh vùng kín của mình thì được biết nhiều phụ nữ đã sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, thậm chí cả các chất sát khuẩn mạnh để vệ thụt rửa âm đạo. Việc làm này gây mất cân bằng hệ sinh lý vùng kín, thay đổi pH âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng sinh gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp:

Đây là một sai lầm thường gặp ở nhiều phụ nữ. Trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ khoa, tuy nhiên mỗi loại có công dụng, chức năng khác nhau. Với loại chứa thành phần là các chất kháng sinh, kháng khuẩn thường dùng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp viêm nhiễm và không được dùng để vệ sinh vùng kín hàng ngày do tác dụng diệt các vi khuẩn có lợi ở âm đạo, gây mất cân bằng sinh lý âm đạo. Do vậy, khi lựa chọn sản phẩm vệ sinh phụ khoa hàng ngày, chị em phụ nữ nên đọc kỹ thành phần hoặc hỏi ý kiến thầy thuốc để lựa chọn loại sản phẩm thích hợp.

HoiBenh.vn-tai-sao-cang-cham-soc-ky-vung-kin-cang-de-sinh-benh-body-2
Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp:

Tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, bất kỳ người phụ nữ nào cũng cần vệ sinh vùng kín mỗi ngày. Nhưng cố gắng trong việc vệ sinh vùng kín thật sạch có thể gây ra tác dụng ngược làm mất cân bằng sinh lý môi trường âm đạo, dẫn đến hậu quả các chị em mắc các bệnh phụ khoa.

Hệ vi sinh âm đạo luôn có sự thường trú của hệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Ở trạng thái cân bằng, hai loại vi khuẩn này tồn tại song song và sống hòa hợp với nhau trong môi trường với độ pH lý tưởng khoảng 3,5-4,5 và tạo thành lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, độ pH của âm đạo thường dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài, một tác nhân tưởng nhỏ cũng có thể khiến độ pH thay đổi khỏi ngưỡng lý tưởng.

Chẳng hạn, việc thụt rửa vùng kín sâu bên trong, hay sử dụng giấy vệ sinh lau vùng kín quá kỹ... không phải là phương pháp vệ sinh đúng cách. Thực ra, bạn đang tác động lên môi trường cân bằng nơi đây và khiến độ pH bị lệch. Khi pH > 4,5 chính là điều kiện thuận lợi thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển mạnh, áp đảo và làm suy yếu hệ vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho các loại vi trùng, nấm và tác nhân gây bệnh khác tấn công và có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Do đó, nếu các chị em đang băn khoăn, tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh thì các chuyên gia cho rằng, rất có thể nguyên nhân nằm ở việc bạn đã cố vệ sinh nơi đây quá sạch.

HoiBenh.vn-tai-sao-cang-cham-soc-ky-vung-kin-cang-de-sinh-benh-body-3
Hệ vi sinh âm đạo luôn có sự thường trú của hệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại

Làm thế nào để chăm sóc vùng kín đúng cách?

Vệ sinh vùng kín trong những ngày thường

  • Tiến hành vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/1 ngày bằng nước sạch, bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ.
  • Lưu ý, nếu chọn dung dịch vệ sinh thì bạn cần được sự chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua sử dụng.
  • Khi vệ sinh nên chú ý các kẻ và mép của âm đạo, không được thụt nước vào trong vùng kín.
  • Quần lót thay ra phải giặt ngay, không ngâm, không giặt chung với quần áo khác.
  • Hạn chế dùng băng vệ sinh hàng hàng thường xuyên.

Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục

  • Trước khi quan hệ 30 phút phải tắm rửa.
  • Rửa sạch vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Để đảm bảo an toàn, chị em nên dùng nước sôi để nguội để rửa, rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, tránh rửa bất cứ nước rửa công nghiệp nào.
  • Nữ giới khi quan hệ chỉ rửa nhẹ bên ngoài hoặc chỉ cần lau bằng thứ giấy đó, tuyệt đối không rửa thụt tháo. Tránh quan hệ trong thời gian hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn.

Vệ sinh vùng kín trong những ngày có kinh nguyệt

Không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu và tốt nhất là không nên ngâm vùng kín bởi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong âm đạo.

Thay băng vệ sinh thường xuyên (6 giờ/lần, tối thiểu 4 lần/ngày). Dùng băng vệ sinh chất lượng tốt

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 4 lần/ ngày, rửa sạch tay trước khi thay băng vệ sinh

Thấm khô vùng kín sau mỗi lần vệ sinh sau đó mới đặt miếng băng vệ sinh vào.

Giữ cho quần lót khô thoáng, nếu bạn bị tiểu són hoặc đi tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2-3 lần/1 ngày. Không mặc quần áo ướt khi ở nhà dễ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn có hại sinh sôi.

HoiBenh.vn-tai-sao-cang-cham-soc-ky-vung-kin-cang-de-sinh-benh-body-4
Vệ sinh vùng kín trong những ngày có kinh nguyệt

Những lưu ý để chị em có một vùng kín khỏe mạnh

  • Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí.

Nguyên tắc tưởng chừng như vô hại lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh vùng kín do chị em mặc những đồ bó sát. Đặc biệt, chị em phải lưu ý để giữ vệ sinh vùng kín thì đồ lót phải được làm từ loại vải tổng hợp, thoáng khí, thoát mồ hôi. Nếu mồ hôi không thoát được ra ngoài mà đọng lại ở vùng kín thì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện mùi hôi và nhiễm khuẩn.

  • Giữ cân bằng pH, không cần thụt rửa âm đạo

Thụt rửa sâu trong âm đạo có thể làm ảnh hưởng đến hộ pH của âm đạo, giảm nồng độ axit và giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nếu vùng kín có mùi khó chịu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành dùng ống thụt rửa âm đạo (nhưng biện pháp này không giải quyết nguyên nhân gây mùi một cách triệt để). Không dùng xà phòng hoặc các loại nước rửa quá mạnh để vệ sinh vùng kín hoặc bên trong âm đạo vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ cân bằng pH khỏe mạnh.

  • Nên thay quần áo khi bị ướt

Không chỉ riêng tại vùng kín, quần áo ẩm ướt rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và làm tăng viêm nhiễm, nhiễm trùng, đặc biệt là ở vùng kín. Chính vì vậy, để giữ vệ sinh vùng kín và làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín thì bạn nên thay quần áo ngay khi bị ướt.

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, và bảo vệ sức khỏe vùng kín và sức khỏe sinh sản của chính mình. Sử dụng các loại thực phẩm như nước ép hoa quả và sữa chua để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm nấm âm đạo. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm từ đậu sẽ giúp chữa khô vùng kín.

Như vậy, qua bài viết trên hẳn các chị em đã tự giải đáp được câu hỏi “tại sao càng chăm sóc kỹ vùng kín càng dễ sinh bệnh?”. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp chị em có phương pháp vệ sinh vùng kín đúng cách, giúp vùng kín của chị em luôn khỏe mạnh, sạch sẽ.

Xem thêm:

  • 5 sai lầm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín vào mùa hè
  • Tuổi tác có ảnh hưởng gì đến 'vùng kín'?
  • Dọn dẹp “khu rừng” vùng kín: Nên hay không?