Tại sao cần tầm soát ung thư tuỵ ở người bệnh đái tháo đường?

Ung thư tuyến tụy là một căn bệnh nguy hiểm có diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về căn bệnh này cũng như lý giải nguyên nhân tại sao cần tầm soát ung thư tuỵ ở người bệnh đái tháo đường.

Tại sao cần tầm soát ung thư tuỵ ở người bệnh đái tháo đường? Tại sao cần tầm soát ung thư tuỵ ở người bệnh đái tháo đường?

Ung thư tuyến tụy là một căn bệnh nguy hiểm có diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về căn bệnh này cũng như lý giải nguyên nhân tại sao cần tầm soát ung thư tuỵ ở người bệnh đái tháo đường.

1. Ung thư tụy là gì?

Ung thư tụy/tuyến tụy có liên quan đến các mô của cơ quan nội tiết quan trọng phía sau dạ dày. Do tụy giữ chức năng sản xuất ra các enzyme hỗ trợ tiêu hóa cũng như hormone điều hòa đường huyết nên mọi vấn đề bất thường ở đây đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi bị ung thư tuyến tụy, các tế bào ở đây sẽ đi vào phân chia liên tục, lây lan sang các mô khỏe mạnh xung quanh và hình thành nên khối u ác tính.

Tuy đây là một loại bệnh ung thư ít phổ biến nhưng lại cực kỳ nguy hiểm bởi diễn biến của bệnh diễn ra âm thầm và không dễ để phát hiện trong các giai đoạn sớm. Khi bệnh biểu hiện rõ thành triệu chứng thì cũng đã đến giai đoạn cuối, vì vậy mà tỷ lệ tử vong sau khi phát hiện rất cao. Hầu hết bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy sau khi phát hiện chỉ sống được 3 năm là nhiều. Trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và không thể can thiệp bằng giải pháp phẫu thuật, thời gian sống của bệnh nhân kéo dài không quá 1 năm.

Ung thư tuyến tụy được chia thành 2 nhóm chính dựa trên chức năng mà nó ảnh hưởng:

  • Ung thư tuyến tụy ngoại tiết: hầu hết đều khởi phát từ phần ngoại tiết, nơi sản xuất các enzyme tiêu hóa, của tuyến tụy. Trong đó, phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến và tỷ lệ chiếm đến 85% các bệnh nhân bị ung thư tụy.
  • Ung thư tuyến tụy nội tiết: có ảnh hưởng đến chức năng sản xuất các hormone của cơ thể, ít phổ biến hơn loại trên và đa phần lành tính, ít xâm lấn.
vicare.vn-tai-sao-can-tam-soat-ung-thu-tuy-o-nguoi-benh-dai-thao-duong-body-1

2. Giải đáp tại sao cần tầm soát ung thư tuỵ ở người bệnh đái tháo đường?

Rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường đề được bác sỹ khuyến cáo cần phải thường xuyên thực hiện tầm soát ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư tụy. Để lý giải nguyên nhân cho việc này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về mối liên hệ mật thiết giữa 2 loại bệnh này.

Theo Telegraph – Viện nghiên cứu phòng ngừa bệnh quốc tế ở Lyon, Pháp – đã kết luận rằng: có đến 50% số bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy đều được chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 trước đó. Để có được kết quả này, viện nghiên cứu đã tìm hiểu gần 1 triệu bệnh nhân ở Bỉ và Ý.

Cụ thể hơn, theo các thống kê cho thấy trong số những bệnh nhân đang bị đái tháo đường tuýp 2, những bệnh nhân có tình trạng nặng hơn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp 7 lần so với nhóm còn lại. Viện đã đưa ra giải thích cho hiện tượng trên rằng: khi bị bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất Insulin nhưng cơ thể lại sử dụng Insulin không đúng cách, vì vậy tạo ra hiện tượng kháng Insulin.

Các chuyên gia cũng cho biết, bệnh đái tháo đường dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tuyến tụy và ngược lại ung thư tuyến tụy cũng gây gia tăng khả năng mắc đái tháo đường.

Chính vì sự liên quan mật thiết này, các nhà khoa học đều đồng tình cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu để phát triển thêm các phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tuyến tụy. Bà Alice Koechlin, thuộc viện Nghiên cứu phòng ngựa bệnh quốc tế, cũng cảnh báo rằng: bác sỹ và bệnh nhân đều cần nhận thức sự khởi đầu của bệnh tiểu đường sẽ là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tuyến tụy tiềm ẩn. Do đó, không thể bỏ qua các kiểm tra chuyên sâu hơn.

3. Tầm soát ung thư tuyến tụy như thế nào?

vicare.vn-tai-sao-can-tam-soat-ung-thu-tuy-o-nguoi-benh-dai-thao-duong-body-2

Tầm soát ung thư tụy hiện nay được thực hiện bằng các phương pháp sau:

Siêu âm nội soi EUS

Phương pháp này sử dụng sóng âm với tần số cao và thiết bị siêu âm sẽ được truyền vào dạ dày thông qua một đầu dò, nhờ đó chụp rõ hình ảnh trong ổ bụng và giúp bác sỹ dễ dàng nhận diện khối u và vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u có trong tuyến tụy.

Nội soi ngược ERCP

Đây cũng là một kỹ thuật tầm soát ung thư tụy mang tính chính xác cao. Qua kỹ thuật này, hình ảnh của tuyến tụy sẽ được quan sát thông qua đầu dò sợi quang và nhờ đó, bác sỹ sẽ phát hiện các bất thường nếu có. Đồng thời, mẫu mô trong quá trình nội soi cũng sẽ được dùng để làm sinh thiết dưới kính hiển vi.

MRI – Chụp cộng hưởng từ

Nếu phát hiện bất thường trong tuyến tụy, bác sỹ thường sẽ chỉ định thẳng các chẩn đoán – xét nghiệm chuyên sâu hơn. Chụp cộng hưởng từ MRI chỉ được áp dụng trong việc tầm soát ung thư tụy nhằm xác định trước kích thước cũng như mức độ di căn hiện tại của khối u. Nhờ có tác động của từ trường và sóng vô tuyến, hình ảnh chụp được rất rõ nét và mang tính chính xác rất cao, giúp bác sỹ đưa ra các phương pháp thích hợp.

Bài viết đã giúp bạn đọc hiểu lý do tại sao cần tầm soát ung thư tuỵ ở người bệnh đái tháo đường cũng như một số kỹ thuật mới được dùng để tầm soát ung thư tụy hiện nay. Nếu bạn đang bị bệnh đái tháo đường tuýp 2, đây là một trong những cuộc kiểm tra quan trọng cần được thực hiện thường xuyên theo chỉ định của bác sỹ.

Xem thêm:

  • Những tác dụng phụ của hóa trị ung thư tụy
  • Nhận diện nguy cơ ung thư tụy
  • 5 loại ung thư khó phát hiện sớm nhất hiện nay: Cẩn trọng không bao giờ thừa!