Tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền?
Bệnh đái tháo đường đang trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh. Một trong số những hệ lụy nguy hiểm của bệnh đái tháo đường là bệnh nhân sẽ khó lành vết thương hở. Vậy tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền? HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp ở bài viết dưới đây
Tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền?
Bệnh đái tháo đường đang trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh. Một trong số những hệ lụy nguy hiểm của bệnh đái tháo đường là bệnh nhân sẽ khó lành vết thương hở. Vậy tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền? HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp ở bài viết dưới đây.
1. Tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền
Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương của cơ thể như:
Lượng đường trong máu cao
Lượng đường trong máu của bạn là yếu tố chính tác động đến thời gian lành của các vết thương. Khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nó:
- Ngăn chặn các chất dinh dưỡng và oxy tới các tế bào.
- Giảm khả năng hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch.
- Làm tăng tình trạng viêm loét trong cơ thể
Bệnh lý liên quan đến thần kinh
Bệnh lý liên quan đến thần kinh ngoại biên cũng có thể là kết quả của việc lượng đường trong máu luôn cao hơn bình thường. Theo thời gian sẽ có tác động xấu tới các dây thần kinh và mạch. Điều này có thể khiến các khu vực bị ảnh hưởng gây mất cảm giác. Bệnh lý về thần kinh đặc biệt phổ biến ở tay và chân. Khi mắc phải, bạn có thể không cảm nhận thấy vết thương xuất hiện trên cơ thể. Đây là một lý do chính tại sao vết thương ở chân có xu hướng phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng lý giải nguyên nhân vì sao các vết thương hở ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền.
Máu lưu thông kém
Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên cao gấp đôi, tình trạng tuần hoàn máu kém. Bệnh mạch máu ngoại biên làm cho các mạch máu của bạn bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu, khả năng di chuyển trong các mạch máu. Bên cạnh đó, mức đường huyết cao hơn bình thường sẽ làm tăng độ dày của thành mạch máu, ảnh hưởng đến lưu lượng máu của cơ thể hơn nữa. Điều này cũng làm các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền.
Suy giảm hệ thống miễn dịch
Một trong những nguyên nhân trả lời cho câu hỏi tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường thường khó liền là những vấn đề gặp phải trong quá trình kích hoạt hệ thống miễn dịch. Khả năng hệ miễn dịch sản sinh và chống lại các tác nhân gây tổn thương tới cơ thể bị suy yếu. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không thể hoạt động bình thường, việc chữa lành vết thương sẽ chậm hơn và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không thể hoạt động tốt nhất, cơ thể sẽ gặp khó khăn khi đấu tranh để chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Lượng đường trong máu cao hơn bình thường cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng. Điều này là do vi khuẩn phát triển mạnh nhờ lượng đường có sẵn trong máu. Lượng đường trong máu cao cũng có thể ngăn chặn các tế bào miễn dịch có thể chống lại vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp bị nhiễm trùng mà bạn không được điều trị và để lây lan, nó có thể dẫn đến các biến chứng như hoại thư hoặc nhiễm trùng huyết.
2. Điều gì có thể xảy ra nếu các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền
Người mắc bệnh đái tháo đường thực sự cần lưu tâm đến các vết thương trên cơ thể. Nếu không được theo dõi cẩn thận, những vết thương này có thể nhanh chóng tiến triển thành nhiễm trùng hoặc biến chứng nghiêm trọng hơn. Theo thống kê, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ phải cắt cụt chi gấp 15 lần do vết thương hoặc loét ở chân. Đây là lý do chúng ta cần biết tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền và tìm hiểu phương pháp ngăn chặn và chữa trị kịp thời.
3. Làm thế nào để người mắc bệnh đái tháo đường nhanh lành vết thương
Để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường, bạn cần thực hiện những cách sau:
Kiểm tra vết thương trên cơ thể thường xuyên
Nhận biết sớm vết thương trên cơ thể là chìa khóa để tránh nhiễm trùng và biến chứng. Bạn nên tự kiểm tra hàng ngày và lưu ý những vết thương mới, đặc biệt là trên chân. Đừng quên kiểm tra giữa và dưới ngón chân nơi có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất.
Loại bỏ mô chết
Hoại tử (tế bào chết) và mô dư thừa thường xảy ra ở người đái tháo đường khi xuất hiện những vết thương trên cơ thể có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và độc tố, tăng nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, nó cũng ngăn cản quá trình hình thành phát triển mô mới. Do đó, các bác sĩ thường sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ những mô chết để vết thương nhanh lành hơn.
Thay băng thường xuyên
Việc thay băng thường xuyên có thể giúp giảm lượng vi khuẩn và duy trì độ ẩm thích hợp giúp vết thương nhanh liền hơn.
Khi nào người mắc bệnh đái tháo đường có các vết thương khó liền cần đến gặp bác sĩ
Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín và gặp bác sĩ khi:
- Ngứa ran
- Mất cảm giác ở các chi.
- Vết thương gây cảm giác đau dai dẳng.
- Bệnh nhân bị sưng viêm.
Người bệnh cần lưu tâm đến bất kỳ vết nứt nào trên da bàn chân và nhận sự hỗ trợ của bác sĩ khi tình hình trở nên nghiêm trọng. Vết thương ở người mắc đái tháo đường càng sớm được điều trị, khả năng ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng càng cao.
4. Ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường.
Không những bạn cần nắm rõ tại sao các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liên mà còn cần nắm rõ những phương pháp ngăn ngừa, hạn chế những biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Bạn cần thực hiện các điều sau:
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, vì vậy duy trì dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa để tránh được các nguy cơ nhiễm trùng và nhanh lành vết thương hơn.
- Hãy tích cực tập thể dục để giúp cải thiện độ nhạy của insulin. Điều này giúp đường trong máu đi vào tế bào hiệu quả hơn, giúp tăng cường chữa bệnh và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân.
- Từ bỏ hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm giảm khả năng chứa oxi của các tế bào. Thuốc lá cũng làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên.
- Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ ẩm cơ thể hàng ngày, theo dõi đường huyết thường xuyên và điều trị vết thương kịp thời cũng là những cách giúp người mắc đái tháo đường tránh những biến chứng nghiêm trọng khi bị thương.
Xem thêm:
- Vết thương hở có nên băng kín?
- 5 dấu hiệu âm thầm của bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
- 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường