Tại sao bệnh viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần?

Viêm đại tràng mãn tính thường xuyên tái đi tái lại khiến người bệnh khổ sở vì các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, đại tiện thất thường... Vậy thì tại sao viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần? Điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cũng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Tại sao bệnh viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần? Tại sao bệnh viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần?

Viêm đại tràng mãn tính thường xuyên tái đi tái lại khiến người bệnh khổ sở vì các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, đại tiện thất thường... Vậy thì tại sao viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần? Điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cũng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Bệnh viêm đại tràng là gì?

Vì đại tràng là nơi hình thành và đào thải phân nên rất thuận lợi cho các vi sinh phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến đến sinh hoạt hàng ngày: uống nhiều rượu bia thuốc lá, căng thẳng trong công việc, stress, dùng các thức ăn bảo quản không tốt, khó tiêu...

Viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng xuất hiện các vết loét, xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

Về triệu chứng, bệnh lý đại tràng đa dạng và phức tạp, bệnh phổ biến nhất là viêm đại tràng mãn, với biểu hiện thông thường là đau bụng, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, trướng bụng, sôi bụng. Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà người ta chia ra các thể bệnh sau đây: đi lỏng và đau bụng, táo bón và đau bụng, táo bón và đi lỏng xen kẽ nhau từng đợt...

Tại sao bệnh viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần?

vicare.vn-tai-sao-benh-viem-dai-trang-tai-di-tai-lai-nhieu-lan-body-1

Phần lớn người bệnh không biết rằng những sai lầm dưới đây khiến tình trạng viêm đại tràng tái phát nhiều lần.

1. Chỉ chú trọng điều trị triệu chứng

Người viêm đại tràng thường bị đau bụng, đi ngoài liên tục, phân nát, lỏng, táo, sống... nên thường uống thuốc cầm tiêu chảy, táo bón, nhuận tràng... Tuy nhiên, họ không biết rằng các loại thuốc này chỉ điều trị được triệu chứng chứ không chữa tận gốc. Từ đó sau mỗi lần bị tái phát như vậy, số lượng lợi khuẩn đường ruột giảm nghiêm trọng.

2. Lạm dụng kháng sinh mỗi lần tái phát

Để chữa lành các vết loét, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh để chữa lành các ổ viêm loét. Tuy nhiên, kháng sinh sẽ tiêu diệt hại khuẩn ở vết loét, đồng thời tiêu diệt cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.

Lợi khuẩn chết nhiều đồng nghĩa với việc lớp dịch nhầy do lợi khuẩn tiết ra bao phủ lên toàn bộ niêm mạc đại tràng tạo thành lớp lót đường ruột, hay còn gọi là lá chắn bảo vệ cho thành đại tràng, cũng bị bào mòn. Vì vậy, vết loét mới lành không có lá chắn bảo vệ nên hay bị loét trở lại do thức ăn, thuốc uống tác động vào, dẫn đến người bệnh cứ tái đi tái lại.

3. Ăn uống thiếu khoa học

Việc kiêng khem trong ăn uống đối với người viêm đại tràng là cần thiết. Tuy nhiên, việc kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch.

Nếu niêm mạc đại tràng cũng phải tiếp xúc với thức ăn, chất kích thích, thậm chí là đồ ăn nhiễm khuẩn, thì rất dễ bị kích ứng và tái phát viêm bất cứ khi nào. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo không bị suy dinh dưỡng.

vicare.vn-tai-sao-benh-viem-dai-trang-tai-di-tai-lai-nhieu-lan-body-2

Chữa bệnh viêm đại tràng tái đi tái lại như thế nào?

1. Đi khám chữa ở các bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa uy tín

Khi có những biểu hiện triệu chứng lâm sàng nghi ngờ, phải đến cơ sở y tế để được khám bệnh sớm và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết nhằm phát hiện, chẩn đoán bệnh chính xác, đồng thời có chỉ định điều trị phù hợp; không được tự ý điều trị bằng thuốc tây y hoặc đông y vì có thể làm cho bệnh trở thành nặng hơn, biến đổi từ một tình trạng rối loạn chức năng đại tràng thành một bệnh đại tràng thương tổn.

Viêm đại tràng là một bệnh rất khó điều trị dứt hẳn cho nên nguyên tắc chung là điều trị nội khoa với phương châm kiên trì, toàn diện, bao gồm các giải pháp như lựa chọn chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp. Do đó, tùy theo bệnh trạng cụ thể mà sử dụng thuốc phù hợp để loại trừ nguyên nhân gây bệnh như sử dụng kháng sinh để chống nhiễm trùng, chống nhiễm nấm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau và chống co thắt, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn...

2. Tạo thói quen sống lành mạch

  • Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá... và giữ vệ sinh tốt môi trường sống.
  • Tránh stress, căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá sẽ gây trầm cảm và dẫn đến giảm nhu động ruột, hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh
  • Ngoài ra, năng vận động, thể dục thể thao, uống nhiều nước bằng cách lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày vài lần để kích thích làm tăng nhu động ruột.
  • Nên ăn các thực phẩm như: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, tăng cường nhiều chất xơ: rau xanh, củ quả, trái cây, nhất là những loại giàu kali: chuối, đu đủ... để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Hạn chế trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên vì sẽ gây khó tiêu. Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, tốt nhất là không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Với nguyên tắc ăn uống là phải đủ thành phần các chất dinh dưỡng như đảm bảo 1g chất đạm cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày, 30 - 35 kcal cho mỗi kilôgam cân nặng mỗi ngày và nên hạn chế chất béo, ăn không quá 15g mỗi ngày, đồng thời phải cung cấp đầy đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị viêm đại tràng mãn tính. Sau đây là một số điều trong ăn uống, người bệnh cần lưu ý:

  • Khi bị táo bón: cần phải giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Khi bị tiêu chảy: không được ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ
  • Tránh chất kích thích: cà phê, chocolate, trà...
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa: trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành
  • Hạn chế mỡ: tránh ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào
  • Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene... vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

4. Các loại thực phẩm không nên ăn

  • Trứng, sữa có chứa đường lactoza, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng
  • Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa bò, nhiều đường như mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy
  • Tránh dùng những thức ăn cứng như: Rau sống, ngô hạt, măng... ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán và các món sốt
  • Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn
  • Không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.
vicare.vn-tai-sao-benh-viem-dai-trang-tai-di-tai-lai-nhieu-lan-body-3

Xem thêm:

  • Vì sao người viêm đại tràng cần bổ sung lợi khuẩn?
  • Viêm đại tràng có dẫn đến ung thư không?
  • Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?