Tại sao bệnh sỏi thận hay tái phát?
Uống thuốc, tán sỏi qua da, phẫu thuật,... là những cách chữa bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, theo thống kê, 60% bệnh nhân sỏi thận tái phát mặc dù đã được chữa khỏi trước đó. Vậy tại sao bệnh sỏi thận hay tái phát?
Tại sao bệnh sỏi thận hay tái phát?
Uống thuốc, tán sỏi qua da, phẫu thuật,... là những cách chữa bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, theo thống kê, 60% bệnh nhân sỏi thận tái phát mặc dù đã được chữa khỏi trước đó. Vậy tại sao bệnh sỏi thận hay tái phát?
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân hình thành sỏi thận từ lượng nước cung cấp hàng ngày cho cơ thể hoặc nồng độ các chất khoáng như phốt pho, canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine tăng cao. Các chất này lắng đọng trong đài, bể thận thì kết thành sỏi.
Viên sỏi thận nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không có triệu chứng gì cho người bệnh. Viên sỏi thận lớn có thể di chuyển theo nước tiểu nhưng gây đau, chảy máu đường tiết niệu hoặc mắc lại ở chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.
Có những viên sỏi nằm ở đài bể thận hoặc bể thận rồi to dần, choán chỗ đài bể thận gây nhiều tai biến: hủy hoại thận và chức năng của thận. Bề mặt sỏi thận xù xì, sắc nhọn nên dễ làm tổn thương thận gây vết sẹo cho thận dẫn đến suy thận.
Thấy đau là sỏi thận đã lớn
Sỏi thận được hình thành nhưng bệnh nhân thường khó biết được vì không có triệu chứng. Bệnh nhân chỉ biết được khi sỏi thận lớn, gây đau hoặc đi tiểu ra sỏi.
Tại sao bệnh sỏi thận hay tái phát?
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nghèo canxi sẽ tăng hấp thu oxalate tại ruột khiến oxalate niệu tăng tạo nên sỏi. Song, nếu dùng nhiều thực phẩm nhiều oxalate như soda, thịt động vật, củ dền,... cũng gây nên sỏi. Ngoài ra, uống không đủ nước, thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu cũng hình thành sỏi. Nhiều người có thói quen nhịn ăn sáng nhưng lại là tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành vì mật không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật ở lâu trong túi mật. cholesterol trong mật tiết ra hình thành sỏi thận.
- Ít hoạt động thể chất: Nghiên cứu từ ĐH California của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ít hoạt động thể chất sẽ tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Nếu tập luyện thể dục nhiều sẽ hạn chế hình thành sỏi thận đến 31%.
- Cấu tạo đường tiết niệu: Nếu đường tiết niệu của bạn đang gặp vấn đề sẽ làm cản trở nước tiểu lưu thông hoặc tắc nghẽn. Khi đó, nhiễm khuẩn niệu sẽ gây phù nề, loét đài bể thận, xơ hóa tổ chức thận,... các xác vi khuẩn, xác bạch cầu,... là sản phẩm của quá trình viêm kể trên sẽ hình thành sỏi thận.
- Một số bệnh lý nền: Các bệnh lý như ung thư tuyến giáp, u tuyến giáp,... có thể gây tái phát sỏi thận vì các bệnh lý này tác động đến tuyến cận giáp – tuyến đóng vai trò trong việc chuyển hóa canxi. Khi tuyến giáp có khối u sẽ làm ảnh hưởng đến hormone tuyến cận giáp gây lắng đọng canxi ở thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Nên làm gì để tránh sỏi thận tái phát?
- Uống đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalate, canxi như: quả hạnh nhân, sô cô la, rau chân vịt, nước chè,... Ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric
- Uống thuốc kiểm soát chất khoáng phát triển trong nước tiểu
- Thay đổi môi trường sống để mang lại cho bệnh nhân cuộc sống tốt hơn
Xem thêm:
- Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận
- Khi bị sỏi thận nên ăn hoa quả gì thì tốt?
- Người bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?