Tại sao bệnh sán lá gan dễ nhầm với ung thư gan?

Trong chẩn đoán lâm sàng, đôi khi các bác sĩ cũng có sự nhầm lẫn giữa bệnh sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) và ung thư gan. Vậy bệnh sán lá gan là gì? Vì sao căn bệnh này dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh ung thư gan? Câu trả lời sẽ được gửi đến cho các bạn ngay sau đây.

Tại sao bệnh sán lá gan dễ nhầm với ung thư gan? Tại sao bệnh sán lá gan dễ nhầm với ung thư gan?

Trong chẩn đoán lâm sàng, đôi khi các bác sĩ cũng có sự nhầm lẫn giữa bệnh sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) và ung thư gan. Vậy bệnh sán lá gan là gì? Vì sao căn bệnh này dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh ung thư gan? Câu trả lời sẽ được gửi đến cho các bạn ngay sau đây.

1. Bệnh sán lá gan là gì?

Nhiễm sán lá gan là căn bệnh nhiễm ký sinh trùng mãn tính của người. Sán lá gan thường phát triển ở gan, đường mật hoặc da, cơ, thành dạ dày, đại tràng,... và gây ra các căn bệnh ở đó. Người bệnh bị nhiễm sán lá gan do ăn, uống phải thực phẩm, nguồn nước có nang trùng gây bệnh. Căn bệnh này thường không lây truyền trực tiếp giữa người bệnh sang người lành.

2. Con đường gây bệnh sán lá gan là gì?

Ngoài khái niệm bệnh sán lá gan là gì, bệnh nhân và thân nhân còn rất quan tâm tới con đường gây bệnh của loại ký sinh trùng này. Và cơ chế gây bệnh của sán lá gan đã được diễn giải cụ thể như sau:

Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở trâu, bò, cừu, chó, mèo,... Ốc chính là vật chủ mà ấu trùng sán lá gan ký sinh. Trứng sán từ phân người bệnh thải ra môi trường bên ngoài, xuống nước sẽ ký sinh trong ốc và phát triển thành ấu trùng đuôi. Ở ngoài tự nhiên, trứng sán nở thành ấu trùng lông, tiếp tục ký sinh trong ốc và phát triển thành ấu trùng đuôi. Loại ấu trùng này sau đó sẽ rời khỏi ốc, bám vào các loại thực vật sống trong nước và trở thành nang trùng. Khi con người ăn phải các loại rau sống trong nước, ăn ốc nhưng chưa làm chín, uống nước có ấu trùng sán lá gan chưa đun sôi thì sẽ bị bệnh sán lá gan.

Con đường lây sán
Qúa trình lây nhiễm sán lá gan

Sau khi đi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sán lá gan sẽ bị phá hủy và giải phóng ra ấu trùng. Ấu trùng sán lá gan sẽ đi xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển tới gan, sinh trưởng và phát triển tại đây. Tại gan, chúng tiết ra các chất độc, phá hủy nhu mô gan và gây áp xe gan.

Sau 2 – 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán trưởng thành sẽ chui vào đường mật để tiếp tục phát triển và đẻ trứng. Trong khoảng 10 năm, nếu chúng ta không phát hiện và điều trị bệnh sán lá gan trong đường mật thì có thể bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ ung thư đường mật.

Ngoài ra, có một số ít trường hợp ấu trùng sán lá gan di chuyển lạc chỗ, không đến gan mà đến các cơ quan khác như da, cơ, vú, thành dạ dày, đại tràng,... và gây bệnh tại đây. Và đã có những trường hợp mắc u đại tràng do sán lá gan nhưng lại bị chẩn đoán nhầm thành ung thư đại tràng. Mặt khác, sán lá gan còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.

3. Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sán lá gan

Bạn nên tìm hiểu về triệu chứng của bệnh xem có phải mình và người thân đã nhiễm sán lá gan hay không. Những biểu hiện bệnh cụ thể là:

3.1 Triệu chứng toàn thân

Người bệnh thường bị mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút cân, ho kéo dài, đau tức ngực, vàng da,... Có khoảng 70% bệnh nhân nhiễm sán lá gan bị sốt cao hoặc sốt nhẹ, rét run, sốt kéo dài. Bên cạnh đó, bệnh nhân nhiễm sán cũng thường có làn da xanh tái, niêm mạc nhợt nhạt. Một số trường hợp người bệnh bị rối loạn tiêu hóa như chán ăn, phân không thành khuôn, tiêu chảy. Bên cạnh đó, có khoảng 20 – 30% bệnh nhân có biểu hiện dị ứng da, biểu hiện là các nốt sần trên da, ngứa và khó chịu ở đùi, mông, lưng,...

3.2 Triệu chứng tiêu hóa

Triệu chứng tiêu hóa là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn. Theo đó, có khoảng 70% bệnh nhân bị đau nhẹ ở hạ sườn phải lan về phía sau, đôi khi đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan bị sưng to và đau. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,... Ngoài ra, người bệnh còn có thể có biểu hiện của một số biến chứng lâm sàng như viêm tụy cấp, tắc mật, viêm đường mật, xuất huyết tiêu hóa,...

Đau bụng sườn phải
Triệu chứng đau hạ sườn bên phải

3.3 Một số triệu chứng khác của bệnh sán lá gan

Ngoài triệu chứng trên hệ thống tiêu hóa và trên toàn cơ thể, người bệnh sán lá gan còn có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Phản ứng viêm, đau nhiều khớp, đỏ da, đau cơ.
  • Ho, khó thở, có ban dị ứng mẩn ngứa ngoài da (biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng).
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương ở nơi sán lá gan ký sinh lạc chỗ.

4. Vì sao bệnh sán lá gan dễ nhầm với bệnh ung thư gan?

Có thể thấy những triệu chứng trên khá tương đồng với bệnh ung thư gan. Không chỉ vậy, trong một số trường hợp, bệnh sán lá gan lớn còn gây áp xe gan, dễ khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm thành ung thư gan. Vì vậy, để chẩn đoán bệnh sán lá gan hay ung thư gan, bác sĩ cần tìm hiểu xem người bệnh có sinh sống ở địa phương có nhiều người bị sán lá gan hay không. Ngoài ra, nếu muốn xác định bệnh một cách chính xác, các bác sĩ còn cần chỉ định người nghi nhiễm sán lá gan xét nghiệm bạch cầu ái toan, siêu âm gan, xét nghiệm phân, hoặc dịch mật, chọc hút thăm dò và xét nghiệm tế bào, ký sinh trùng, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm bằng phản ứng ELISA,...

5. Nguyên tắc điều trị bệnh sán lá gan

Khi xác định mình mắc phải ký sinh trùng sán lá gan thì người bệnh nên phối hợp điều trị càng sớm càng tốt để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Nếu có áp xe gan mà không thực hiện điều trị kịp thời thì ổ áp xe có thể bị vỡ vào màng phổi, màng bụng hoặc thành bụng, gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm độc, rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sán lá gan. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự mua thuốc để chữa trị mà nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa tiến triển chậm thì bác sĩ có thể kết hợp điều trị ngoại khoa (gồm chọc hút dịch, mủ áp xe) cho bệnh nhân. Nếu lựa chọn phương pháp chữa trị này, bạn cần đến các bệnh viện lớn.

Mong rằng qua bài viết hôm nay, bạn đọc đã tự trả lời được cho câu hỏi bệnh sán lá gan là gì, vì sao bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm thành ung thư gan,... Và để tránh nguy cơ nhiễm sán lá gan, các bạn cần chú ý luôn ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, ốc nấu chưa chín,... Đồng thời, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh.

Xem thêm:

  • Bệnh sán lá gan dễ nhầm với ung thư gan
  • Bệnh sán lá gan lớn ở người