Tại sao bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp?

Đau mắt đỏ là bệnh lý cấp tính rất phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và lây lan nhanh. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Nhiều người cho rằng lây qua đường hô hấp. Nhưng tại sao bệnh đau mắt đỏ lại lây qua đường hô hấp? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Tại sao bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp? Tại sao bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp?

Đau mắt đỏ là bệnh lý cấp tính rất phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và lây lan nhanh. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Nhiều người cho rằng lây qua đường hô hấp. Nhưng tại sao bệnh đau mắt đỏ lại lây qua đường hô hấp? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ, với tên y học là viêm kết mạc, là bệnh lý cấp tính, ở 1 hoặc 2 mắt, thường kéo dài trong 4-7 ngày, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh là kết mạc mắt (lớp màng bao ngoài lòng trắng) chuyển màu đỏ. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như ngứa rát, nóng mắt, cộm mắt, chảy nước mắt, mi mắt sưng nề.

vicare.vn-vicare.vn-tai-sao-benh-dau-mat-do-lay-qua-duong-ho-hap
Hình ảnh bệnh nhân bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ, thường đi kèm với sưng, nói chung là một bệnh cảnh với chẩn đoán và điều trị khá đơn giản. Bệnh có thể tự khỏi nhờ miễn dịch tự nhiên của bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, nếu điều trị không đúng cách, không dứt điểm hoặc có một số tác nhân bất lợi như dụi mắt mạnh, các loại nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh có thể gây biến chứng như viêm giác mạc (lớp màng bao ngoài lòng đen) gây nhìn mờ, loét giác mạc, áp xe,...

Bên cạnh đó, đau mắt đỏ thường lây lan nhanh, trên diện rộng, nhất là ở các công trình công cộng, sân chơi, nhà trẻ, hay ngay giữa các thành viên trong gia đình. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bệnh có thể lây qua nhiều con đường, như đường máu, đường tiếp xúc trực tiếp, nhưng phổ biến, nhanh chóng và nguy hiểm nhất phải kể đến là đường hô hấp.

Tại sao bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp?

Một số người cho rằng hô hấp không liên quan gì đến mắt, nên bệnh đau mắt đỏ không thể lây qua đường hô hấp được. Một số người khác lại nghĩ chỉ cần nhìn vào mắt bệnh nhân là đã có thể bị lây bệnh, nên bệnh nhân đeo kính đen để tránh nhìn vào mắt người lành.

Cả hai quan điểm trên đều không chính xác.

Bệnh đau mắt đỏ, chủ yếu là do virus Andenol. Virus này không chỉ xuất hiện ở mắt gây viêm mà còn có trong dịch tiết đường hô hấp (nước bọt, đờm, nước mũi), gây viêm họng hạt. Do đó, bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, tức là đường tiếp xúc với dịch tiết hô hấp hay chất tiết từ mắt (gỉ mắt) của bệnh nhân.

Ví dụ khi nói chuyện ở khoảng cách gần, khi bệnh nhân hắt xì, hay bệnh nhân có kèm theo ho, chảy nước mũi, mặc dù không nhìn thấy, nhưng rất nhiều virus đã theo dịch tiết hô hấp xâm nhập vào cơ thể người lành.

Ví dụ, khi dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, thì gỉ mắt, nước bọt,... mang vi khuẩn sẽ có cơ hội lây lan.

Ví dụ khác, khi bệnh nhân lấy tay dụi mắt mà không rửa tay sau đó, lại đụng vào các vật dụng chung hay nấu ăn, cũng rất dễ lây bệnh.

vicare.vn-vicare.vn-tai-sao-benh-dau-mat-do-lay-qua-duong-ho-hap-body-2
Hình ảnh bệnh nhân ho, làm phát tán nước bọt, có nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ

Đó cũng là lý do vì sao bệnh thường bùng phát ở một cộng đồng dân cư, lây lan ở những nơi công cộng, tập trung đông người, hay ở các nhà trẻ, khi ý thức phòng bệnh của trẻ chưa tốt, và đặc biệt, trong gia đình sống chung, qua giao tiếp thông thường hay qua dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt,...

Hơn nữa, Andenol virus có thể lây lan ngay trong thời kì ủ bệnh, tức là khi bệnh nhân chưa có bất kì một triệu chứng nào của bệnh đau mắt đỏ. Hoặc ngay cả khi bệnh nhân đã hết triệu chứng, nhưng virus vẫn chưa bị tiêu diệt hết, thì trong vòng 1 tuần vẫn có thể lây. Điều này càng làm tăng cao khả năng lây bệnh, nhất là khi bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp.

Việc đeo kính là để ngăn bụi, vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nặng triệu chứng viêm. Và một phần hạn chế sự tiếp xúc với các chất tiết cho người lành. Do đó, nếu chỉ nhìn vào mắt bệnh nhân thì sẽ không bị lây bệnh. Đeo kính không loại trừ hết nguyên nhân mà chỉ hạn chế khả năng gây bệnh. Nếu bệnh nhân đeo kính thường xuyên nhưng vẫn dùng chung khăn mặt hay nói chuyện nhiều với người lành mà không có sự đề phòng, thì vẫn có thể bị lây bệnh.

Dự phòng lây bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Các biện pháp dự phòng nên được áp dụng ít nhất 10 ngày kể từ khi chẩn đoán bệnh hoặc 7 ngày sau khi bệnh nhân hết hoàn toàn triệu chứng.

Đối với bệnh nhân

  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, chậu,...)
  • Tránh sờ vào mắt hoặc dụi mắt. Nếu sờ hoặc dụi, không sờ từ bên bệnh sang bên lành.
  • Nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp
  • Rửa tay sau khi vệ sinh mắt, dụi mắt, che tay hắt hơi, ho, trước khi sử dụng các vật dụng chung, trước khi nấu ăn, trước khi ăn,...Lau tay khô bằng khăn giấy.
  • Giặt riêng khăn mặt, ga giường, chọn chế độ nước nóng của máy giặt, có thể sấy khô.
  • Đeo kính khi ra ngoài.
  • Khám lại với bác sĩ để chắc chắn đã hết bệnh.

Đối với những người có nguy cơ lây nhiễm (thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn cùng lớp, thầy cô giáo,...)

  • Hạn chế giao tiếp, tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
  • Nếu tiếp xúc, nên rửa tay ngay sau đó với xà phòng diệt khuẩn hoặc lau bằng khăn giấy ướt nếu không thể rửa tay ngay. Lau khô bằng khăn giấy.
  • Giáo viên hướng dẫn và quan sát các bé thực hiện dự phòng bệnh.

Với những thông tin trên, hy vọng người đọc đã hiểu rõ bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và vì sao đau mắt đỏ lại lây qua đường hô hấp. Từ đó có cho mình những biện pháp phù hợp để dự phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Xem thêm:

  • Khi bị bệnh đau mắt đỏ không nên ăn gì
  • Điều trị bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi trong 2 ngày