Tại sao bé vẫn bị tiêu chảy ngay cả khi bú sữa mẹ?

Có một số thắc mắc đưa ra đó là trẻ được chăm sóc rất ẩn thận nhưng khi uống sữa mẹ vẫn bị hiện tượng tiêu chảy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là “Tại sao bé vẫn bị tiêu chảy ngay cả khi bú sữa mẹ?”, nguyên nhân do đâu, các mẹ nên xử lý vấn đề này ra sao sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của HoiBenh.

Tại sao bé vẫn bị tiêu chảy ngay cả khi bú sữa mẹ? Tại sao bé vẫn bị tiêu chảy ngay cả khi bú sữa mẹ?

Có một số thắc mắc đưa ra đó là trẻ được chăm sóc rất cẩn thận nhưng khi uống sữa mẹ vẫn bị hiện tượng tiêu chảy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là “Tại sao bé vẫn bị tiêu chảy ngay cả khi bú sữa mẹ?”, nguyên nhân do đâu, các mẹ nên xử lý vấn đề này ra sao sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của HoiBenh.

Tiêu chảy ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân thường gặp là do trẻ bất dung nạp với đường lactose, đặc biệt với trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc điều trị tiêu chảy cấp không đúng thường khiến men tiêu hóa đường lactose bị mất đi, dẫn đến việc đường lactose không tiêu hóa được tích lũy trong lòng ruột, tiếp tục gây tiêu chảy khiến tình trạng của trẻ ngày càng chầm trọng hơn.

Nó được coi là một trong những nguyên nhân rất phổ biến làm cho tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc chuyển hóa thành tiêu chảy mãn tính. Đối với những trẻ này cứ uống sữa là bị tiêu chảy.

Vậy đường lactose thực chất là gì?

Theo thống kê phải có 50% -70% trẻ nhập viện vì tiêu chảy có biểu hiện bất dung với đường lactose. Lactose là dạng đường chủ yếu trong sữa mẹ và các sản phẩm từ sữa. Là nguồn cung cấp đường glucose cho hoạt động của não và cơ thể, làm môi trường để nuôi dưỡng Bifidus và Lactobacillus là những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa trong cơ thể bé. Lactose khi vào đến ruột sẽ chia thành đường glucose và galactose nhờ vào một loại men có tên là lactose, men này do các vi nhung mao ruột tiết ra. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp trẻ màng ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn, virút hoặc độc tố của chúng làm thiếu men lactose. Do thiếu men lactose làm đường không tiêu hóa được gây bất dung nạp lactose.

Bất dung nạp lactose là trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ đường lactose, đường lactose dư thừa sẽ được chuyển hóa thành axit lactic.

vicare.vn-tai-sao-be-van-bi-tieu-chay-ngay-ca-khi-bu-sua-me-body-1

Thiếu men lactose làm đường không tiêu hóa được gây bất dung nạp lactose.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bất dung nạp lactose

Các bà mẹ có thể dễ dàng nhận biết được bất dung nạp lactose ở trẻ bị tiêu chảy khi cho bú sữa bình thường sẽ bị nôn trớ liên tục, đầy hơi, xì hơi nhiều quá mức, chán ăn, quấy khóc, phân lỏng xanh bắn ra ngoài lượng lớn, lực lớn, nhiều bọt và có mùi chua, phân có tính axit cao gây hăm đỏ quanh hậu môn, bé ốm yếu không tăng cân/giảm cân.

Nguyên nhân bất dung nạp lactose

Đường lactose không tiêu hóa được sẽ ứ đọng tron ruột và hút nước làm tiêu chảy tăng thêm và kéo dài. Trường hợp này gọi là thiếu lactose thứ phát khác với thiếu men lactose tiên phát thường xuất hiện ngay sau khi trẻ sinh và rất hiếm gặp (chỉ 1 trong số 1000 trẻ). Bất dung nạp thứ phát thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần dẫn đến hậu quả là trẻ suy dinh dưỡng nặng, kém ăn công thêm việc kiêng ăn làm chậm hồi phục niêm mạc ruột.

Ngoài ra bất dung nạp lactose còn bởi nguyên nhân nguyên phát tức là do thiêu lactose tương đối, xuất hiện ở trẻ em vào những độ tuổi khác nhau trong những nhom chủng tộc khác nhau. Nguyên nhân bẩm sinh: nguyên nhân này rất hiếm gặp, biểu hiện ngay sau khi sinh do rối loạn nhiễm sắc thể, gây ngăn cản sản xuất men lactose.

Bất dung nạp có thể gặp trong những trường hợp tiêu chảy nhiễm vi khuẩn, vi rút đặc biệt tiêu chay do Rota virút và dị ứng sữa bò ... là những bênh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

vicare.vn-tai-sao-be-van-bi-tieu-chay-ngay-ca-khi-bu-sua-me

Bất dung nạp lactose có thể do virut, vi khuẩn.

Làm gì khi trẻ bất dung nạp lactose?

Đối với trẻ bú sữa mẹ, vẫn tiếp tục cho bé bú, không khiêng ăn cho trẻ làm hình thành thành tập quán kiêng ăn, giảm ăn là nguy cơ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng ở trẻ. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp sau khi điều trị bằng ORS cho trẻ không dung nạp lactose, vì lactose có trong sữa mẹ vẫn được hệ tiêu hóa hấp thụ khi thiếu men lactose ruột. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ hồi phục sau tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ có tác dung tái tạo niêm mạc ruột tổn thương trong nhiễm trùng, trẻ bú mẹ trong quá trình bị têu chảy có số lần đi ít hơn so với trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường.

Khi bị tiêu chảy các mẹ thường nghĩ đến việc cho trẻ dùng kháng sinh và hạn chế ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất, không cho trẻ uống sữa. Đây là một quan niệm sai lầm dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng và bệnh càng trở nên trầm trọng. Thay vào đó, các mẹ nên sử dụng các loại sữa đặc chế không chứa lactose (hay còn gọi lactofree) cho đến khi trẻ ngừng tiêu chảy hẳn. Thành phần đường có thể là maltodextrin hoặc hỗn hợp đường đa có áp lực thẩm thấu thấp. Các thành phần đường này được chứng minh lâm sàn giúp trẻ tăng cân tốt hơn và phục hồi đường ruột nhanh hơn.

vicare.vn-tai-sao-be-van-bi-tieu-chay-ngay-ca-khi-bu-sua-me-body-3

Bổ sung canxi vào các bữa ăn cho bé.

Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung canxi trong giai đoạn này vì chế độ ăn không có lactose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi. Bổ sung sữa chua để đường ruột có thể sản sinh ra lactose. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ đang ăn dặm bị tiêu chảy, cần phải tiếp tục chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bổ sung bình thường các chất dễ tiêu hóa như cháo gạo, bột gạo, thịt nạc và sữa chua.

Cuối cùng, các bà mẹ nên nhớ khi trẻ bị tiêu chảy cần phải đưa trẻ đến các cớ sở khám bệnh điều trị và sư tư vấn của bác sỹ. Nhập viện muộn là một lý do khiến trẻ bị bất dung nạp lactose thứ phát. Vì vậy, phòng ngừa là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi trẻ bị hiện tượng bất dung nạp lactose, giải pháp tối ưu là sử dụng sữa hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Mong rằng tất cả các thông tin trên đã giúp phần nào các mẹ hiểu được “tại sao bé vẫn bị tiêu chay ngay cả khi bú sữa mẹ” và đưa ra được những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho bé một cách hiệu quả nhất để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.