Tại sao bé lại bị cước tay chân?
Mùa đông tới trẻ nhỏ thường dễ bị cước tay chân, đây là dạng tổn thương da do trời lạnh và thường bị ở các ngón tay, chân. Nếu cha mẹ không để ý thì bé sẽ rất khó chịu, dễ quấy khóc. Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ chia sẻ lí do vì sao bé lại bị cước tay chân, để các bậc cha mẹ có được những hiểu biết chi tiết hơn.
Tại sao bé lại bị cước tay chân?
Mùa đông tới trẻ nhỏ thường dễ bị cước tay chân, đây là dạng tổn thương da do trời lạnh và thường bị ở các ngón tay, chân. Nếu cha mẹ không để ý thì bé sẽ rất khó chịu, dễ quấy khóc. Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ chia sẻ lí do vì sao bé lại bị cước tay chân, để các bậc cha mẹ có được những hiểu biết chi tiết hơn.
Bệnh cước tay chân là gì?
Cước tay chân là bệnh xuất hiện mỗi khi trời trở rét. Đặc biệt là khi thời tiết giá rét đột ngột thì tay chân bỗng đỏ, sưng đau và ngứa rất khó chịu. Da trở nên phù nề, có màu đỏ thẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở chân tay và có thể còn thấy ở mũi hay tai.
Tại sao bé lại bị cước tay chân?
- Cước tay chân thường gặp ở các bé có khả năng chịu lạnh kém. Bởi khi trẻ còn nhỏ chưa thích nghi được ngay với môi trường thời tiết lúc nóng chuyển sang lạnh, toàn cơ thể bị lạnh làm cho máu lưu thông chậm và dẫn đến thiếu oxy để cung cấp cho làn da ở các đầu ngón tay chân tạo thành vùng da sung đỏ và ngứa ngáy, dẫn đến bị cước tay chân.
- Ngoài ra bệnh cước tay chân còn hay gặp ở trẻ có tuần hoàn máu kém, tức là có thể lạnh tay chân kể cả trong thời tiết ấm áp. Việc tuần hoàn máu kém sẽ khiến các vùng ở xa tim là tay, chân không được cung cấp lượng máu cần thiết, dẫn tới dễ bị tác động bởi nhiệt độ.
- Khi cha mẹ không cho con mặc quần áo đủ ấm, không chú ý cho con đi tất chân tất tay đủ dày trong thời tiết lạnh, không chú ý tới trẻ để trẻ tiếp xúc với gió lạnh hoặc nghịch nước đi tất ướt,... thì con cũng rất dễ bị cước.
- Khi bé bị hở một số vùng trên cơ thể như: tai, cổ, tay, chân... trong thời tiết lạnh thì rất dễ bị cước.
- Do cha mẹ tắm cho con bằng nước không đủ ấm, sau khi tắm xong không mặc quần áo luôn hay giữ ấm cho con, dẫn tới cơ thể bị lạnh và gây cước tay chân.
Chính vì vậy cha mẹ cần chú ý tới trẻ nhiều hơn khi trời trở lạnh và có những biện pháp phòng tránh phù hợp.
Điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cước tay chân cho trẻ
- Luôn giữ ấm tay chân: để phòng bệnh cha mẹ nên giữ ấm tay chân cho trẻ (đi găng tay chân, mặc đủ ấm), tránh cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh. Không mặc quần áo quá chật so với con bởi sẽ gây cọ xát, ngứa ngáy.
- Khi tắm cho con có thể xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân để giúp con giảm cơn ngứa.
- Xoa bóp nhẹ nhàng tay chân bé: khi đã tắm xong cho trẻ, bạn nên xoa bóp tay chân con giúp việc lưu thông máu dễ dàng hơn.
- Cho con uống nhiều nước ấm vì mùa đông thường hanh khô khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, nên các con cần uống nước nhiều để bổ sung và tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Không cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, thịt bò, thịt vịt vì chúng sẽ làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn.
- Không hơ tay chân của con vào lửa bởi vì thế càng làm chỗ phát cước ngứa và khó chịu hơn.
- Cha mẹ cần chú ý không cho bé cào, gãi nhiều ở chỗ phát cước để tránh làm nhiễm trùng da.
- Khi cước không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên cho bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, không được tự ý dùng thuốc dễ gây nguy hiểm cho con.
Trên đây là một số chia sẻ của HoiBenh về lí do tại sao bé lại bị cước tay chân để giúp các bậc cha mẹ chú ý hơn khi chăm sóc con.