Tại sao bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân?
Rất nhiều phụ huynh thường thắc mắc về vấn đề tại sao bé nhà mình ăn uống rất tốt, ngủ cũng rất ngoan nhưng bé lại vẫn chậm tăng cân. Ở bài viết này, HoiBenh sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu một số nguyên nhân và đề ra một số giải pháp giúp cha mẹ cùng hiểu rõ về vấn đề này.
Tại sao bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân?
1. Một số nguyên nhân thường gặp khiến con ăn nhiều mà vẫn không lên cân.
Bé ăn nhiều nhưng ăn không đúng cách
Có 4Kcal chứa trong một g chất bột đường, chất đạm nhưng lại có đến 9Kcal chứa trong 1g chất béo. Cha mẹ hãy lưu ý rằng, đối với những trẻ dưới 5 tuổi, loại chất béo tốt nhất dành cho con chính là các loại tinh dầu luyện làm từ đậu nành, đậu phộng, mè..mà cha mẹ nên cho trực tiếp vào bột hoặc cháo khi đang nóng của bé. Cho đến khi bé lớn, cha mẹ vẫn có thể sử dụng dầu tinh luyện bổ sung vào thức ăn hàng ngày của con.
Khi bé được trên 6 tháng tuổi mà chí bú mẹ hoặc uống sữa mà không ăn dặm thêm các loại thức ăn khác thì sẽ gây nên tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho bé.
Hơn thế nữa, cùng một dung tích và cách chế biến như nhau thì cháo sẽ cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn bột, và bột lại cung cấp nhiều hơn sữa. Nhiều bậc cha mẹ thường lo sợ dạ dày của bé chưa được phát triền hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được thức ăn nên thường nấu bột hoặc cháo quá loãng.Bé thích ăn vặt, và thường ăn vặt nhiều hơn ăn cơm
Bé ăn rất nhiều nhưng chủ yếu lại ăn thức ăn vặt hoặc trái cây, đó là những loại thức ăn thường chứa ít chất béo và tinh bột. Bởi vậy, đây cũng là một trong những lí do khiến bé chậm tăng cân.
Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu
Các bác sĩ cho biết, tình trạng bé kém tiêu hóa, hấp thu thường xảy ra đối với những bé thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm amidan..
Hệ khuẩn có lợi cho cơ thể con người thường trú trong ruột sẽ bị những thành phần trong thuốc kháng sinh tiêu diệt nên dẫn đến tình trạng trẻ bị biếng ăn, kém tiêu hóa và không thể hấp thu tối đa được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Cha mẹ nên chú ý việc bổ sung thêm men vi sinh bằng cách cho bé ăn thêm sữa chua hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Bé bị nhiễm giun, sán
Cha mẹ cũng nên nghĩ đến khả năng này nếu thấy bé ăn rất nhiều nhưng vẫn không thể tăng cân. Nguyên nhân chính là do bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột chia bớt mất lượng thức ăn mà bé ăn vào. Cha mẹ nên chú ý tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng một lần.
2. Một số giải pháp giúp cha mẹ giải quyết vấn đề
Xây dựng lại chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng cách
Cha mẹ nên chú ý cho bé ăn dặm thêm vào đúng thời điểm (khi bé được 4 - 6 tháng tuổi). Đến khi bé 1 tuổi thì đồng nghĩa với việc sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho hoạt động cơ thể của bé. Vì vậy ngoài sữa mẹ, bé luôn cần được bổ sung các dinh dưỡng khác theo đúng tiêu chuẩn.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, cha mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau và đầy đủ 4 nhóm: bột, béo, đạm, rau.
Cha mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt, không ăn giữa hai bữa ăn, điều này sẽ khiến cho bé bị ngang dạ mà không chịu ăn cơm. Chỉ nên cho bé ăn vặt sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung mà thôi.