Tại sao bạn bè xa lánh khi con bạn mắc bệnh mãn tính, khuyết tật?
Một đứa trẻ được chẩn đoán mắc một căn bệnh mãn tính hoặc bị khuyết tật là khi bé gặp rắc rối nghiêm trọng. Một ông bố tên Tom chia sẻ rằng: “Khi con trai 3 tháng tuổi của tôi được chẩn đoán bị khuyết tật trí tuệ, là lúc bạn bè của tôi dần xa lánh và biến mất. Chúng tôi mải chăm sóc con mình và dần rời bỏ các cuộc chơi.” Đối với cha mẹ, nỗi đau không chỉ từ con mình mà còn d...
Tại sao bạn bè xa lánh khi con bạn mắc bệnh mãn tính, khuyết tật?
Một đứa trẻ được chẩn đoán mắc một căn bệnh mãn tính hoặc bị khuyết tật là khi bé gặp rắc rối nghiêm trọng. Một ông bố tên Tom chia sẻ rằng: “Khi con trai 3 tháng tuổi của tôi được chẩn đoán bị khuyết tật trí tuệ, là lúc bạn bè của tôi dần xa lánh và biến mất. Chúng tôi mải chăm sóc con mình và dần rời bỏ các cuộc chơi.”
Đối với cha mẹ, nỗi đau không chỉ từ con mình mà còn do sự xa lánh của đồng nghiệp, bạn bè. Ngay cả khi chúng ta yêu thương con cái và vui mừng khi bệnh có bé có tiến triển tốt nhưng bố mẹ vẫn luôn lo lắng về tương lai của các con khi đã có một nền tảng không tốt.
Cuộc sống của gia đình có trẻ bị khuyết tật cũng tương tự đối với bất kỳ những gia đình đối phó với các bệnh kinh niên. Họ sẽ phải đối mặt với "nỗi buồn kinh niên" hoặc căng thẳng kéo dài.
Một phụ huynh khác tên Katie nói rằng: "Con gái 15 tuổi của chúng tôi bắt đầu có hành vi ăn cắp đồ từ bạn bè của chúng tôi. Lúc đầu, bé lấy vật nhỏ như một thỏi son, một mẩu giấy ghi chú. Sau đó bé chuyển sang lấy trang sức và tiền bạc. Từ đó bạn bè tôi hạn chế đến nhà tôi chơi hơn. Đó là điều dễ hiểu. Một ông bố tên Josh cũng không kém phần hoang mang: "Khi con trai của chúng tôi lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, lúc đó bạn bè tôi đến thăm thường xuyên và động viên rất nhiều. Chúng tôi áp dụng các phương pháp điều trị cho con trong 3 năm nay thì bạn bè chúng tôi đã không gọi, hỏi thăm nhiều nữa.” Một bà mẹ tên Amanda đã run lên khi kể lại rằng, năm ngoái con gái 19 tuổi của cô được chẩn đoán bị tâm thần phân liệt. Trong quá trình cô bé mắc bệnh, cô đã nói dối về nhiều việc khiến mất lòng nhiều người bạn và bây giờ dường như bạn bè của con không còn chơi với nó nữa. Các gia đình trên đang có cảm giác bị bỏ rơi, họ đã quá căng thẳng với việc chăm sóc trẻ và đối mặt với sự phức tạp của y tế, pháp luật, giáo dục. Tất cả những gì họ có thể làm là đối phó. Điều gì xảy ra khi họ thấy những người bạn tốt của mình đều dần xa lánh mình? Cuộc sống của bản thân đứa trẻ và gia đình bé đã thay đổi trong nhiều năm. Những điều này càng làm tăng thêm nỗi đau, sự căng thẳng và khó khăn với cuộc sống của cả gia đình. Năm 1967, Simon Olshansky đặt ra thuật ngữ "nỗi buồn kinh niên". Ông đã phát biểu cụ thể về phản ứng của gia đình khi một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hoặc khuyết tật. Ông cho rằng nhiều gia đình vẫn liên tục phải đối mặt với sự "mất mát" của đứa trẻ. Ở mỗi giai đoạn phát triển mới, cha mẹ lại phải đối mặt với lần chẩn đoán khác và một lần nữa làm sống lại một cách sâu sắc nỗi đau ban đầu. Những người bạn của họ từ chối chơi và tiếp xúc với các gia đình này bao gồm cả gọi điện, hỏi thăm, chăm sóc và quan tâm. Sở dĩ họ có lo lắng rằng mình có thể bị lây bệnh. Còn những người khác cảm thấy bất lực khi đối phó với sự căng thẳng của bạn mình. Họ không biết phải nói gì hay làm gì để giúp bạn. Điều quan trọng đối với các gia đình có trẻ mắc bệnh là họ càng suy nghĩ nhiều, có sự sự thắc mắc và hoài nghi tại sao bạn bè xa lánh họ. Những lúc này, họ cần sự trợ giúp hơn bao giờ hết. May mắn thay, trong số đó vẫn có một vài người bạn là đồng minh tốt nhất của những gia đình này. Những người bạn tốt có thể giúp đỡ bạn bè dù họ không biết phải làm gì hay làm như thế nào. Họ chỉ cần thông cảm và quan tâm đến bạn là đủ. Ngoài ra, có những người bạn khác còn lập nhóm hỗ trợ giúp đỡ những gia đình thiếu may mắn để họ có thể vượt qua những khó khăn này. (Nguồn: www.psychcentral.com)